Soạn bài Cậu bé thông minh giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc văn bản sau: Chuyện Lương Thế Vinh
a. Tự đọc - hiểu câu chuyện trên bằng cách hoàn thành các câu hỏi:
(1). Ai là nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện?
.............................
Bài làm:
1. a. (1) Nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện đó chính là Lương Thế Vinh
(2) Chi tiết nào chứng minh sự thông minh, tài trí của Lương Thế Vinh là: Khi quả bưởi lăn xuống hố sâu, hẹp Lương Thế Vinh đã dùng chiếc nón múc nước ở vũng gần đó và đổ vào hố, quả bưởi từ từ nổi lên và nhanh chóng lấy được quả bưởi nằm gọn trong tay.
(3) Hình thức tự sự
=> Tác dụng: giúp cho người đọc nắm được trình tự câu chuyện một cách chi tiết, dễ hiểu. Thông qua đó thấy được tính cách của nhân vật. Cụ thể, ở chuyện Lương Thế Vinh, chúng ta thấy được đây là cậu bé rất thông minh, nhạy bén.
(4) Nhận xét: cách giải đố của nhân vật đó chính là dựa vào những hiện tượng, kiến thức trong đời sống hằng ngày (quả bưởi dù nặng hay nhẹ rơi xuống nước sẽ nổi). Cách giải đố ấy rất lí thú, nó thể hiện ở chỗ đó là trí thức dân gian, được cha ông từ xưa đúc kết được.
b. Giống nhau:
- Đều nói về trí thông minh của nhân dân ta (chủ yếu là trẻ nhỏ).
- Đề cao tinh thần học hỏi và trí tuệ của người Việt.
Khác nhau:
- Em bé thông minh: Thể hiện sự thông minh qua 4 lần giải đố (của viên quan, nhà vua, xứ giả nước láng giềng) và được cậu bé giải rất thông minh.
- Chuyện Lương Thế Vinh: Chỉ trải qua một lần thách đố của người qua đường. Và cậu bé đã vớt quả bưởi ở dưới hố lên bằng cách đổ nước vào hố làm cho quả bưởi nổi lên.
c. Những người thông minh là những người biết tư duy rõ ràng linh hoạt, biết lắng nghe, biết kiềm chế bản thân tốt, luôn luôn đối diện tích cực với cuộc sống và có thể chăm sóc gia đình và công việc vẹn toàn.
Để trở thành người thông minh, cần:
- Không ngừng việc học tập
- Luôn hiếu kì tìm tòi, học hỏi.
- Luyện tập trí óc theo nhiều cách khác nhau
- Không sử dụng bia rượu và chất kích thích
- Chăm chỉ đọc sách, nghe nhạc, ít xem tivi....
2. Luyện tập về dùng từ đúng nghĩa
a.
- Thông thạo: Hiểu biết tường tận và làm được việc một cách thành thạo, thuần thục
- Thông thái: Có kiến thức, hiểu biết rộng và sâu
- Thông minh: Có trí tuệ tốt, có khả năng hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, khôn khéo, tài tình trong ứng đáp, đối phó
b.
- Tương lai sáng lạn - Tương lai xán lạn
- Bản tuyên ngôn - Bảng tuyên ngôn
- Bôn ba hải ngoại - Buôn ba hải ngoại
- Nói năng tùy tiện - Nói năng tự tiện
c.
Tìm lỗi và sửa lỗi như sau:
- Mặc dù còn một số yếu điểm nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã có những tiến bộ vượt bậc
Lỗi: yếu điểm -> khuyết điểm
- Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng
Lỗi: đề bạt -> bầu
- Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện
Lỗi: thực thà -> thật thà
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
Lỗi: tinh tú -> tinh túy
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Ôn tập truyện dân gian giản lược nhất
- Soạn bài Cụm danh từ giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài 1: Giải mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Treo biển giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn văn 6 VNEN bài 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh siêu ngắn
- Soạn bài Thạch Sanh giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn văn 6 VNEN giản lược
- Soạn văn 6 VNEN bài 4: Cách làm bài văn tự sự siêu ngắn
- Soạn bài Cậu bé thông minh giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Thứ tự trong văn tự sự giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Cụm danh từ giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức