Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của truyện.

...........................

3. Tìm hiểu về tính từ và cụm tính từ.

a. Tìm tính từ trong các câu sau:

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(Ếch ngồi đáy giếng)

-Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm.(...) Từng chiếc lá vàng mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.

(Tô Hoài)

...................................................

Bài làm:

2. a. Bố cục:

  • Phần 1: (từ đầu ... trọng vọng): giới thiệu vị Thái y lệnh Phạm Bân.
  • Phần 2: (một lần có người đến gõ cửa đến... mong mỏi): Phạm Bân kháng lệnh để cứu người nguy cấp trước.
  • Phần 3: (Về sau, con cháu của ngài đến..... nghiệp nhà): hạnh phúc chân chính của lương y họ Phạm.

b. a.

Các chi tiết nói về nhân vậtNhận xét của em về nhân vật
  • Đem của cải trong nhà đi mua tích trữ lương thực và nhiều loại thuốc quý
  • Dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đên ở, cứu sống hơn ngàn người
Ông là một người hiền lành, tốt bụng và có tính kiên trì được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng

b.

b1. Lời mời gấp của người dân thường với Thái y lệnh:" Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như suối, mặt mày xanh lét"=> Cho thấy tình trạng của bệnh nhân đang vô cùng nguy kịch cần cứu chữa kịp thời.

b2. Sứ giả truyền lệnh:" Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám." Lời nói đó mang ý đây là thánh chỉ bắt buộc phải đi nếu chống lại bắt buộc phải chết.

b3. Ông nói: " Phận làm tôi sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng của mình chăng?"

b4. Em thấy Thái y lệnh bị đặt trước tình thế phải lựa chọn gay cấn giữa việc lựa chọn cứu mạng người đàn bà nguy kịch và quý nhận trong cung, nếu không cứu người đàn bà kia bà ấy sẽ chết, nếu không cứu quý nhận theo lệnh vua t hì ông ấy sẽ chết.

b5.Cuộc đối thoại giữa thái y và vị quan đó là

Quan Trung sứ tức giận nói:

Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?

Ngài đáp:

Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần(12) còn trông cậy vào chúa thượng(13), may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

b6. Quyết định của Thái y lệnh trong tình huống trên cho thấy ông là người thầy thuốc có tấm lòng hiền từ của một người thấy thuốc, biết thương xót người nghèo và nguyện hết lòng cứu chữa người bệnh.

c. Lựa chọn: A,C,D,E,G. Lí do: Bởi em thấy thông qua việc đặt nhân vật vào tình huống lựa chọn vô cùng gay cấn đó đã thể hiện tình cách của nhân vật

d. Tham khảo đoạn văn: Tại đây

3. a. Các tính từ là: ,oai, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

b. (1) Những từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá,...) là bé, oai

(2) Những từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

(3) Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.

c.

Tiêu chí

Từ loại

Khả năng kết hợp với các từ: đã. Sẽ, đang, cũng, vẫn,..

Khả năng kết hợp với các từ:hãy đừng, chớ

Khả năng làm chủ ngữ

Khả năng làm vị ngữ

Tình từ

có kết hợp

hạn chế

hạn chế

hạn chế

Động từ

có kết hợp

có kết hợp

có kết hợp

có kết hợp

=> So sánh:

  • Tính từ và động từ đều có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,...
  • Tính từ có khả năng kết hợp hạn chế với các từ: hãy, đừng, chớ,... so với động từ
  • Tính từ có khả năng kết hợp hạn chế với các từ: hãy, đừng, chớ,... so với động từ
  • Tính từ có khả năng kết hợp hạn chế so với động từ khi đứng ở vị trí chủ ngữ, vị ngữ.

d. Tình từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

  • Tình từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ,....của tình từ hạn chế.
  • Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

Có hai loại tính từ đáng chú ý là:

  • Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
  • Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

e.

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
vỗn đã rấtyên tĩnh

nhỏ

sáng vằng vặc

lại

trên không

g.

Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước cụm tính từVí dụ minh họa
Biểu thị về thời gianTrời đang tối đen lại.
Thể hiện sự tiếp diễn tương tựBác trông còn trẻ lắm
Thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chấtCô bé ấy rất xinh đẹp.
Thể hiện sức khẳng định hay phủ địnhTôi không giỏi bằng cô ấy
Một số vai trò của các phụ từ/ phụ ngữ ở phần sau cụm tính từVí dụ minh họa
Biểu thị vị tríÔng trăng sáng vằng vặc trên bầu trời
Biểu thị sự so sánhĐôi mắt cô ấy sáng long lanh như vì sao trên trời
Biểu thị mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chấtĐúng là người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021