Soạn bài Con hổ có nghĩa Con hổ có nghĩa - KNTT 7 tập 2

118 lượt xem

Đáp án chi tiết cho các câu hỏi trang 16 Ngữ văn 7 thuộc nội dung Soạn bài Con hổ có nghĩa sách KNTT tập 2 đều được KhoaHoc đăng tải trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Trả lời:

- Các con hổ được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như sau:

  • Bà đỡ Trần: đỡ đẻ cho hổ cái (lấy thuốc kích để hòa với nước suối cho hổ cái uống, xoa bóp bụng cho nó)
  • Bác tiều phu: giúp gỡ xương ra khỏi cổ cho con hổ trán trắng (thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay)

→ Cả hai người đều vượt qua sự sợ hãi của bản thân, dùng tình yêu thương và hết lòng giúp đỡ con hổ đang lúc nguy hiểm, không hề có ý định xấu xa nào cả

Câu 2 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Trả lời:

Hổ đã tri ân người giúp mình như sau:

- Bà đỡ Trần:

  • Tiễn bà ra khỏi khu rừng, quỳ xuống, hướng về bà đỡ cúi đầu quẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt
  • Tặng cho bà một khối bạc, giúp bà sống qua vụ mất mùa năm đó

- Bác tiều phu:

  • Con hổ mang tặng bác tiều phu một con hươu vào đêm mấy hôm sau khi được giúp đỡ
  • Khi bác tiều mất, lúc sắp chôn, con hổ đến gầm gừ, đi quanh quan tài như tiễn biệt
  • Về sau, mỗi năm vào ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa hươu, nai đến để ở ngoài cửa, suốt mấy chục năm liền

Các con hổ đều biết tri ân người đã giúp đỡ bản thân bằng khả năng của mình, thậm chí tri ân nhiều lần và kéo dài mãi. Từ đó cho thấy chúng tuy là con vật nhưng có trái tim chân thành, sống có tình có nghĩa, biết khắc ghi công ơn của người khác với mình

Câu 3 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Trả lời:

Những tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối của mỗi câu chuyện là cách thể hiện cảm xúc của chúng, thay cho lời nói:

  • Ở cuối câu chuyện một: tiếng gầm thể hiện sự cảm ơn và lời tạm biệt với ân nhân là bà đỡ Trần
  • Ở câu chuyện thứ hai: tiếng gầm thể hiện sự đau xót của con hổ khi ân nhân qua đời, đồng thời là lời tiễn biệt cuối cùng dành cho ông

Tuy không thể nói như con người, nhưng những con hổ vẫn có cách riêng để thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua những tiếng gầm. Đó là cách chúng giao tiếp với ân nhân của mình

Câu 4 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Trả lời:

Mượn hình tượng con hổ, tác phẩm đã gửi gắm đạo lý làm người cho chúng ta như sau:

Con hổ vốn là loài vật nổi tiếng hung dữ, chuyên ăn thịt các con vật khác trong khu rừng, là biểu tượng của sự tàn ác, dữ tợn. Tuy nhiên, một con vật như thế, lại sống có tình có nghĩa, biết báo ân, biết báo đáp ơn huệ của người đã giúp đỡ mình.

Đến một con vật như hổ còn sống như vậy, chúng ta lại càng phải biết sống có tình nghĩa với mọi người, phải có lòng biết ơn khi được giúp đỡ, và báo đáp trong khả năng của mình. Như vậy, mới phù hợp với đạo lý tự nhiên.

Hình ảnh con hổ chính là đòn bẩy để nhắn nhủ đến người đọc chúng ta về đạo lý làm người phải sống có tình có nghĩa, biết trước biết sau.

Câu 5 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào cùng 1 văn bản: nhằm giúp tư tưởng, đạo lý cần truyền tải được thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn. Vì 2 câu chuyện đều nói về những chú hổ sống có tình có nghĩa, từ đó giúp bổ sung cho nhau về bài học được gửi gắm.

- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản sẽ không còn trọn vẹn, khuyết đi một phần giá trị. Bởi vì:

  • Câu chuyện 1: chú hổ chỉ báo đáp 1 lần duy nhất vì được giúp đỡ 1 lần → Đó là sự biết ơn, hành động trả giá ngang hàng
  • Câu chuyện 2: chú hổ báo đáp ân nhân sau khi được giúp đỡ, và vẫn quay lại sau khi ông qua đời, vào đám giỗ của ông rất nhiều năm về sau → Đó không chỉ là sự biết ơn, mà còn là tình nghĩa của con hổ dành cho người tiều phu, hơn cả sự trả ơn thông thường

Hai câu chuyện giúp thể hiện toàn vện về đạo lý biết ơn trong đời sống, nó không chỉ là sự báo ân mà còn là sự thể hiện của tình nghĩa lâu dài

Câu 6 trang 16 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Trả lời

- Chi tiết cuối truyện: Nhiều năm sau, bác tiều qua đời. Lúc sắp chôn, ….mấy chục năm liền.

- Con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất, ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình.

Soạn bài Con hổ có nghĩa được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

Cập nhật: 04/01/2023
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội