Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều
Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, ngắn gọn, giúp các em soạn Văn 10 dễ dàng hơn. Dưới đây là nội dung của bài soạn, các em tham khảo nhé.
Soạn bài Lễ hội Đền Hùng
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 97-98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Đọc trước hai văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019.
Trả lời:
- Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019. nói về những thông tin liên quan đến lễ hội Đền Hùng, thời gian diễn ra trong khuôn khổ lễ hội cùng những quy định, hướng dẫn cho các du khách tham gia lễ hội.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần in đậm (sa pô) cho biết những thông tin gì?
Trả lời:
- Phần in đậm (sa pô) cho biết những thông tin: Thời gian, địa điểm tổ chức và quy mô của lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi năm 2019.
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Hình ảnh minh họa cho không gian tổ chức lễ hội, nhiều tiết mục hoành tráng, đặc sắc, được đầu tư với quy mô lớn.
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung chính của lễ hội là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của lễ hội:
+ Khai mạc lễ hội Đền Hùng
+ Lễ hội văn hóa dân gian đường phố: Có sự tham gia của trên 2000 nghệ sĩ, với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.
+ Màn bắn pháo hoa kéo dài 5 phút
Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý thái độ của người viết.
Trả lời:
- Thái độ của người viết: Người viết không bày tỏ quá nhiều thái độ, quan điểm trong bài viết, chủ yếu thuyết minh cho người đọc hình dung và nắm được những thông tin cơ bản cần biết về lễ hội Đền Hùng.
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Các con số 12.4, 13.4, 14.4 cho biết thông tin gi?
Trả lời:
- Các con số 12.4, 13,4, 14.4 cho biết thông tin ngày diễn ra lễ hội: Ngày 12,13,14 tháng 4 (Dương lịch)
Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn hoá lễ hội thể hiện qua “lễ hội 5 không" như thế nào?
Trả lời:
- Văn hoá lễ hội thể hiện qua “lễ hội 5 không":
+ Không để xe gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới quá trình tham gia lễ hội
+ Không để xảy ra tình trạng ép giá, “chặt chém” khách du lịch
+ Không để người ăn xin tràn lan, cản trở lễ hội
+ Không phục vụ đồ ăn kém vệ sinh
+ Không để xảy ra trường hợp phản cảm, không phù hợp trong lễ hội.
Câu 7 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin gì?
Trả lời:
- Sơ đồ hướng dẫn di chuyển cung cấp những thông tin:
+ Những mốc địa điểm có thể đi xe/ đặt xe tới lễ hội
+ Những con đường khác nhau có thể dẫn tới lễ hội
+ Cách nhanh nhất để đến địa điểm lễ hội
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Quan sát hai bản tin (a và b), từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.
Trả lời:
- Nhận xét điểm giống nhau:
+ Nội dung chính: Thông tin về lễ hội Đền Hùng 2019
+ Nêu được rõ về thời gian, địa điểm tổ chức, các sự kiện theo từng ngày trong khuôn khổ lễ hội.
- Điểm khác nhau giữa hai bản tin:
+ Bản tin a: Bên cạnh những thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức, bản tin này với hình thức trình bày bằng ngôn ngữ nên thông tin cụ thể được tới người đọc về quy mô, những đặc sắc trong lễ hội có thể thu hút các du khách tham gia.
+ Bản tin b: Được trình bày bằng hình thức phi ngôn ngữ nên bản tin b giúp người đọc hình dung cụ thể, trực quan hơn với những hình ảnh, thông tin ngắn gọn, dễ nắm bắt. Bản tin gồm có thời gian tổ chức, các yêu cầu cần lưu ý khi tham dự lễ hội và hướng dẫn đường đi.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nội dung chính của mỗi bản tin là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của mỗi bản tin:
+ Bản tin Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 nói về những thông tin lễ hội và nét đặc sắc về quy mô trong lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào năm 2019.
+ Bản tin Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 nêu lên những thông tin ngắn gọn về thời gian, địa điểm tổ chức và những lưu ý mà du khách cần nắm được khi tham gia lễ hội Đền Hùng.
Câu 3 ( trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.
Trả lời:
- Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ, infographic.
- Tác dụng:
Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Trả lời:
- Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của người đưa tin: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng.
- Chi tiết giúp em suy luận điều đó: Mục lễ hội “5 không”, người viết nghiêm túc đề ra 5 điều không nên xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội, đặt chúng ở chính giữa văn bản giúp người đọc dễ dàng nắm được và thực hiện theo.
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Cánh diều
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính) Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81 Cánh diều
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều
Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm được nội dung của bài, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Cánh diều
- Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Cánh diều
- Soạn bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Cánh diều
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân Cánh diều
- Soạn bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam) Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện Cánh diều
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều