Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, ngắn gọn, giúp các em Soạn Văn 10 dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Trả lời:

Người Chăm, người Chăm Pa hay người Champa (tiếng Chăm: Urang Campa; tiếng Khmer: ជនជាតិចាម, Chónchèat Cham), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Từ thế kỷ 2 đến giữa thế kỷ 15, người Chăm cư trú tại Chăm Pa, một lãnh thổ tiếp giáp của các quốc gia độc lập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Họ nói ngôn ngữ Chăm, thứ ngôn ngữ mà trước đây vẫn được người Chăm nói, và ngôn ngữ Tsat được dùng bởi con cháu người Utsul của họ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, hai ngôn ngữ Chamic từ ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm và người Mã Lai là những dân tộc Nam Đảo lớn duy nhất định cư ở lục địa Đông Nam Á thời kỳ đồ sắt trong số những cư dân Nam Á (Austroasiatic) cổ hơn.

Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây với tổng dân số 321 ngàn cư trú ở Việt Nam, Campuchia và các nước khác, và Chăm Đông với tổng dân số 132 ngàn cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

- Văn bản “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” nói về truyền thống tổ chức lễ hội Ka-tê của người Chăm. Đây là một nét văn hóa dân gian đặc sắc, niềm tự hào của người dân tộc Chăm.

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần in đậm này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Phần in đậm này có tác dụng khái quát chung về lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?

Trả lời:

- Phần 1 cung cấp thông tin cho người đọc về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê hàng năm.

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đặc điểm nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Trả lời:

- Trong bức ảnh là ngày thứ hai của lễ hội, đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lễ dẫn đầu cùng các cô thôn nữ áo dài Chăm múa quạt rộn ràng.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bức ảnh cho thấy điều gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?

Trả lời:

- Bức ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê vô cùng náo nhiệt, sôi nổi. Trong bức ảnh là điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Trả lời:

- Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:

+ Nhiều nhạc cụ dân tộc

+ Các điệu hát, múa của thiếu nữ Chăm

+ Mỗi gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh.

+ Tái hiện các trò chơi dân gian

+ Hoạt động ca hát, nhảy múa tới đêm.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Trả lời:

- Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn. Những vất vả, lo âu thường ngày đã tan biến, thay vào đó là niềm vui, sự thân thiện. Mọi người cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Trả lời:

- Nhan đề văn bản liên quan trực tiếp đền đề tài của bài viết này, khi phần nhan đề đã nêu rõ địa điểm, đặc sắc lễ hội dân gian của dân tộc chăm. Do đó, nhan đề đã nêu lên chủ đề của văn bản.

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.

Trả lời:

- Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận như: Thời gian tổ chức, các phần trong lễ hội, những quy tắc không thể thiếu trong lễ hội và những nét đặc sắc riêng biệt của lễ hội Ka-tê.

- Điểm đặc sắc: Là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kỹ thuật, mỹ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợi công việc đồng áng, mùa màng, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề,…Lễ hội Katê là dịp để các chàng trai tài, gái sắc, phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn mang một phong cách độc đáo, riêng có của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này? Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự đó thì tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin sẽ ra sao?

Trả lời:

- Phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng rất lớn đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này, bởi khi sử dụng kết hợp hai phương thức, người đọc sẽ vừa hình dung được quá trình tổ chức lễ hội, cùng các nét truyền thống đặc biệt. Nếu lược bỏ các đoạn miêu tả, tự sự đó thì người đọc không thể hình dung được hết toàn cảnh không gian, các quá trình lễ hội.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Trả lời:

- Phong tục người Chăm qua lễ hội Ka-tê có nhiều nét tương đồng như: Những hoạt động tưởng nhớ, tâm linh nhằm hướng về tổ tiên, thần linh; một số hoạt động nhảy múa, ca hát cũng giống như người Kinh khi đón Tết âm lịch, tham gia các lễ hội đầu xuân. Đây đều là những nét văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện bản sắc dân tộc, niềm vui sướng,… vừa tương đồng nhưng vẫn vô cùng độc đáo, khác biệt.

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

  • 38 lượt xem