Soạn bài: Sọ Dừa
Sọ Dừa có vẻ bề ngoài xấu xí, dị dạng, thường bị mọi người xem thường nhưng đây là nhân vật có phẩm chất và tài năng đặc biệt. Cuối cùng, Sọ Dừa trút bỏ lốt vật và có được cuộc sống hạnh phúc. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với những người bất hạnh. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giới thiệu về truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch; các nhân vật là động vật có tính cách như con người...
- Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cáỉ thiện đôi với cái ác, cái tốt đôi với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Truyện cổ tích phân thành 3 dạng:
- Truyện cổ tích về loài vật có nhân vật chính là các con vật.
- Truyện cổ tích thần kì là những câu chuyện có rất nhiều yếu tố tưởng tượng, thần kì về người em út, người mang lốt xấu, người mồ côi, dũng sĩ, người có tài lạ,
- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về tài thông minh sắc sảo, có tài phân xử hoặc sự lém lỉnh, mẹo lừa, v.v... của các nhân vật.
- Truyện Sọ Dừa được xác định là truyện cổ tích thần kì, kể về người mang lốt vật. Đây cũng là một kiểu truyện rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Nhân vật chính của kiểu truyện này là người có hình hài dị dạng, mang lốt vật (như con cóc, con rắn, con rùa, con dê, quả bầu, v.v...), bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất và tài năng đặc biệt. Lúc đầu, hình thức bề ngoài và phẩm chất đạo đức, tài năng bên trong của nhân vật là không tương xứng. Nhưng cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Do có đặc điểm như vậy nên kiểu truyện cổ tích này rất giàu tinh thần nhân đạo và dân chủ.
- Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật. Sọ Dừa có vẻ bề ngoài xấu xí, dị dạng, thường bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất và tài năng đặc biệt. Cuối cùng, Sọ Dừa trút bỏ lốt vật và có được cuộc sống hạnh phúc.
- Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với những người bất hạnh.
2. Tóm tắt truyện Sọ Dừa
Có đôi vợ chồng già, đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Sọ Dừa thương mẹ nên nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 54 SGK) Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể vể sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điểu gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?
Câu 2 (Trang 54 SGK) Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì vể quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?
Câu 3 (Trang 54 SGK) Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì vế nhân vật cô út?
Câu 4 (Trang 54 SGK) Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?
Câu 5 (Trang 54 SGK) Hãy nêu ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa.
Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sọ Dừa
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn tả cảnh bình minh, trong đó có sử dụng phép so sánh.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thánh Gióng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sông nước Cà Mau
- Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
- Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
- Soạn bài: Con hổ có nghĩa
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thầy bói xem voi
- Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
- Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy thích hợp