Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các em cùng tham khảo
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.”
- Khi đọc văn bản thông tin nói chung và văn bản thông tin tổng hợp nói riêng, các em cần lưu ý:
+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích, ...).
+ Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian, phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; ...).
+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá giá trị, ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.
+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.
- Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam và tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
Trả lời:
- Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản
+ Nhan đề: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
+ Đề mục lớn: 2 đề mục
- Mô hình cấu trúc của văn bản: phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc
- Đánh giá giá trị, ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống: giúp người đọc tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
- Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Phương tiện ngôn ngữ: nội dung, tính chất của ngôn ngữ thể hiện cái nhìn khách quan của tác giả về văn hóa Hà Nội.
+ Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh trực quan Khuê Văn Các.
+ Sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự: giúp bài cho việc trình bày các luận cứ trong văn bản được rõ ràng, cụ thể, có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động tới cảm xúc của người nghe.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam” nói về cái nhìn của tác giả về những nét văn hóa và con người Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào
Trả lời:
- Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp: Trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích; kết tụ, chọn lọc giữa vị trí đắc địa, các lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo…
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?
Trả lời:
- Người Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy các thông tin, sống trong khu vực “mở cửa” cả văn hóa lẫn vật chất, giúp họ vừa làm thầy, làm thợ giỏi, vừa có nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là “hằng số văn hoá”?
Trả lời:
- Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
- “Hằng số văn hóa”: Trong vật lý và toán học, một hằng số là đại lượng có giá trị không đổi. Hằng số văn hóa là những nét văn hóa tiêu biểu, lâu đời, mang tính truyền thống không thể thay đổi ở một địa phương, cụ thể ở đây là Hà Nội.
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
Trả lời:
- Đề tài: Văn hóa và con người Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
- Qua hai mục trong văn bản, ta dễ xác định được đề tài của văn bản do văn hóa và con người Hà Nội được miêu tả, phân tích và tìm hiểu kĩ lưỡng.
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Trả lời:
- Nội dung từng phần:
+ Hà Nội cùng những nét văn hóa đặc biệt
+ Con người Hà Nội với nếp sống thanh lịch, có năng lực.
Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (Ví dụ: thông tin địa lí – “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam").
Trả lời:
- Thông tin địa lí: vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi, …
- Thông tin văn học: trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca…trích dẫn các câu ca dao, ngạn ngữ…
- Thông tin về văn hóa: các lễ hội dân gian, tôn giáo…
Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.
Trả lời:
- Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận.
- Với mỗi đề mục, tác giả thường nêu ra chủ đề chính tương ứng với luận điểm, các câu văn sau tập trung làm sáng tỏ điều đó.
- Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) Cánh diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Cánh diều
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính) Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81 Cánh diều
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 34 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Cánh diều
- Soạn bài Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 81 Cánh diều
- Soạn bài Viết bài luận về bản thân Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện Cánh diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok Cánh diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki) Cánh diều