Soạn giản lược bài ngôi kể trong văn tự sự

Soạn văn 6 bài ngôi kể trong văn tự sự giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba bằng cách thay từ “tôi” bằng “Dế mèn”.
  • Điều mới của ngôi kể thứ ba đem lại là: khiến câu chuyện khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc.

Câu 2:

  • Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất bằng cách thay “Thanh” bằng “tôi”.
  • Điều khác của ngôi kể thứ nhất đem lại là: khiến cho nhân vật có thể trực tiếp bộc bạch tình cảm của mình, mang tính cảm xúc chủ quan hơn.

Câu 3:

  • Truyện Cây bút thần được kể dưới hình thức ngôi thứ ba.
  • Vì:
    • Ngôi kể này phù hợp với truyện dân gian
    • Cách kể này có thể tự do thoải mái, không hạn định địa điểm và mối quan hệ của Mã Lương

Câu 4: Trong các truyện cố tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba vì:

  • Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác.
  • Ngôi thứ 3 khiến câu chuyện được kể ra khách quan hơn về nhân vật.

Câu 5: Khi viết thư, em thường dùng ngôi kể thứ nhất

Câu 6: Kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân bằng ngôi thứ nhất:

Ví dụ mẫu:

Hôm qua, đi học về, em nhận được một hộp quà. Em rất vui vì đó là món quà của bố từ đơn vị xa xôi gửi về. Tuy hộp quà không có gì đặc biệt, nhưng món quà bên trong khiến em vô cùng yêu thích. Oa, đó là một con búp bê Nga rất đẹp. Em vội cầm nó lên và mừng rỡ đi khoe với các thành viên trong nhà. Đã từ rất lâu, em mong ước có được con búp bê này, và giờ đây nó đã thành hiện thực. Em liền đi gọi điện và cảm ơn bố về món quà bất ngờ này. Em hứa với bố sẽ học chăm chỉ và ngoan ngoãn để bố yên tâm làm nhiệm vụ, bảo vệ tổ quốc.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội