Nội dung chính bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu, nắm vững yêu cầu của đề bài.
  • Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
  • Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau đề người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
  • Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, Kết luận.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

  • Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn để nắm vững yêu cầu của đề bài .
  • VD: Đề bài: Kể về một lần em làm việc tốt khiến bố mẹ vui lòng
    • Kiểu bài văn : kể
    • Nội dung: câu chuyện em thích
    • Kể bằng chính lời văn của mình,không sao chép.

II. Cách làm bài văn tự sự

Bước 1. Tìm hiểu đề

  • Tìm hiểu đề yêu cầu các em đọc kĩ đề, gạch chân những từ trọng tâm, sau đó xác định yêu cầu của đề bài.

Bước 2. Lập ý.

  • Các em cần xác định những ý chính cần có trong bài. Ví dụ như nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

Bước 3. Lập dàn ý

  • Khi đã có các ý, các em sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Các ý được sắp xếp vào 3 phần (mở, thân và kết bài) nhưng chưa viết cụ thể.

Bước 4. Viết bài văn

  • Khâu này, các em viết thành văn từ các ý chính nêu trong phần lập dàn ý. Khi viết tránh lặp lại ý.

VD: Đề bài: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Bước 1. Tìm hiểu đề

    • Kiểu bài văn : kể
    • Nội dung: một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn
    • Kể bằng chính lời văn của mình,không sao chép.

Bước 2. Lập ý chính

  • Khi tôi học lớp 5 tôi là một học sinh cá biệt, vô cùng nghịch ngợm và quậy phá
  • Một lần tôi muốn trốn tập trung, ngồi trong lớp, tôi lôi gói bột màu ra khấy đều vào bình nước uống của cả lớp
  • Tiết văn ngày hôm đó khi cô giáo đi rót nước đã phát hiện ra cả bình nước bị đổi sang màu đỏ
  • Tôi nhận ra cô biết ai là người đã làm nhưng cô không vạch trần mà cứ nhìn tôi như muốn tôi thú nhận lỗi lầm, nhưng tôi không làm thế
  • Mãi đến về sau, tôi mới dũng cảm đi đến nhập lỗi với cô
  • Cô đã rất thất vọng về tôi, những lời dạy bảo nghiêm khắc của cô khi đó khiến tôi bừng tình, rút kinh nghiệm và khắc ghi mãi không quên

Bước 3. Lập dàn ý

1. Mở bài: Trong cuộc đời của mỗi con người, ai chẳng có lần mắc lỗi. Tôi cũng đã từng mắc những khuyết điểm khiến cho thầy cô giáo phải buồn. Đó là kỉ niệm của năm học lớp 5.

2. Thân bài:

  • Khi tôi học lớp 5 tôi là một học sinh cá biệt, vô cùng nghịch ngợm và quậy phá
  • Một lần tôi muốn trốn tập trung, ngồi trong lớp, tôi lôi gói bột màu ra khấy đều vào bình nước uống của cả lớp
  • Tiết văn ngày hôm đó khi cô giáo đi rót nước đã phát hiện ra cả bình nước bị đổi sang màu đỏ
  • Tôi nhận ra cô biết ai là người đã làm nhưng cô không vạch trần mà cứ nhìn tôi như muốn tôi thú nhận lỗi lầm, nhưng tôi không làm thế
  • Mãi đến về sau, tôi mới dũng cảm đi đến nhập lỗi với cô
  • Cô đã rất thất vọng về tôi, những lời dạy bảo nghiêm khắc của cô khi đó khiến tôi bừng tình, rút kinh nghiệm và khắc ghi mãi không quên

3. Kết bài: Mãi đến tận bây giờ, tôi mới hiểu những lời dạy của cô có giá trị với tôi như thế nào. Tôi đã làm cô buồn lòng, tôi rất hối hận vì điều đó. Nhưng cũng vì thế mà tôi lớn hơn, tôi học được cách chịu trách nhiệm với hành động của mình. Tôi thấy mình trưởng thành và lớn hơn. Tất cả là nhờ cô.

Bước 4. Viết bài văn

Back to top

  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021