Soạn giản lược bài Thạch Sanh
Soạn văn 6 bài Thạch Sanh giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Sự ra đời khác thường của Thạch Sanh:
- Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con;
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh;
- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, nhân dân muốn nói rằng, người nông dân dù nghèo khổ nhưng vẫn rất nghĩa hiệp.
Câu 2:
- Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua trước khi lấy công chúa:
- Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng.
- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.
- Phẩm chất của Thạch Sanh: thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng, có tinh thần nghĩa hiệp, lòng nhân đạo bao dung và tinh thần yêu chuộng hòa bình.
Câu 3: Sự đối lập về tính cách và hành động của Thạch Sanh và Lý Thông:
Lý Thông | Thạch Sanh |
Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh gạ kết nghĩa anh em Lừa Thạch Sanh đi canh miếu đền thờ để chết thay Lừa Thạch Sanh trốn đi để mang đầu vào gặp vua lĩnh thường Nhờ Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa Lấp cửa hang giết Thạch Sanh | Cảm động vui vẻ nhận lời Thật thà đi ngay Thật thà tin lời và lưu luyến chia tay hai mẹ con Lý Thông Dần đường và xin xuống hang cứu công chúa. Tha chết cho mẹ con Lý Thông. |
=> Sự đối lập: gian xảo - thật thà; hèn nhát - dũng cảm; vị tha - ích kỉ; thiện - ác.
Câu 4: Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm:
- Niêu cơm: ăn mãi không hết, thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Tiếng đàn: tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình.
Câu 5:
- Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện: khát vọng về một cuộc sống công bằng. Những người ở hiền sẽ gặp lành. Những kẻ ở ác tất gặp ác.
- Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam. Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa,...
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Soạn giản lược bài chữa lỗi dùng từ (tiếp)
- Soạn giản lược bài danh từ (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài cụm động từ
- Soạn bài từ mượn giản lược nhất
- Soạn giản lược bài chỉ từ
- Soạn giản lược bài ếch ngồi đáy giếng
- Soạn bài nghĩa của từ giản lược nhất
- Soạn giản lược bài treo biển
- Soạn giản lược bài chân, tay, tai, mắt, miệng
- Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản tự sự giản lược nhất
- Soạn giản lược bài ông lão đánh cá và con cá vàng