Soạn giản lược bài mẹ hiền dạy con

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 6 bài mẹ hiền dạy con giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Sự việc

con

Mẹ

1. Nhà ở gần nghĩa địa

Bắt chước: đào, chôn, lăn khóc

Chuyển nhà ra gần chợ

2. Nhà ở gần chợ

Bắt chước: nô nghịch, buôn bán điên đảo

Dọn nhà đến gần trường học

3. Nhà ở gần trường học

Bắt chước học tập, lễ phép

Vui lòng

4. Hàng xóm giết lợn

Hỏi: “Hàng xóm giết lợn để làm gì?”

Nói đùa – hối hận -> mua thịt cho con ăn thật

5. Đang đi học

Bỏ học về nhà chơi

Cắt đứt tấm vải

Câu 2: Ý nghĩa của việc dạy con trong:

  • 3 sự việc đầu là: tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp, có lợi cho việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
  • 2 sự việc sau là: Dạy đạo đức cho con, không dạy con nói dối, dạy trẻ phải thật thà và nghiêm khắc dạy con chăm chỉ, say mê học tập.

=> Tác dụng cách dạy con: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ.

Câu 3: Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người hiền từ, thương con, thông minh, nghiêm khắc và kiên quyết.

Câu 4: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con:

  • Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
  • Nội dung mang tính giáo huấn, chứa đựng bài học sâu sắc.
  • Câu chuyện này gần với kí với sử, ghi chép những sự việc có thật.
  • Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả trực tiếp qua người kể chuyện…

Phần luyện tập

Câu 1: Sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung để cho con thấy tấm vải là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập.

Câu 2: Suy nghĩ về đạo làm con của mình:

  • Luôn tôn trọng, vâng lời cha mẹ, người lớn.
  • Cố gắng học hành chăm chỉ, giỏi giang, trở thành người có ích.

Câu 3:

  • Tử (chết) gồm: tử trận, bất tử, cảm tử
  • Tử (con) gồm: công tử, hoàng tử, đệ tử.

  • lượt xem