Soạn văn 10 tập 2 bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 55 sgk
Soạn văn 10 tập 2, soạn bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 55 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta thấy được tính cách dũng cảm kiên cường của nhân vật Ngô Tứ Văn thể hiện lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào trí thức nước ta, Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết
A- KIẾN THỨ TRỌNG TÂM
1. Tác giả: Nguyễn Dữ
- Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, hiện chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Ông là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu, người đỗ tiến sĩ năm 1496.
- Thi đỗ hương tiến và ra làm quan ở huyện Thanh Tuyền chưa được một năm thì ông từ quan về phụng dưỡng mẹ già. Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được xem như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại nói chung, văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam nói riêng.
2. Tác phẩm:
Thể loại: truyện truyền kì. Truyền kì là thể văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Ở Việt Nam thời trung đại, thể loại này rất được ưa chuộng. Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô-típ truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất yếu tố hiện thực và chất nhân văn
Nội dung:
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 60 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?
a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.
b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.
c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.
d. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từnơ có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.
e. Ý kiến khác.
Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị)
Câu 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì ?
a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
e. Ý kiến khác
Giải thích lí do sự lựa chọn của anh (chị).
Câu 3: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?
Câu 4: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ
Câu 5: trang 61 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nêu chủ đề của truyện
III- LUYỆN TẬP
Câu 1: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình?
Câu 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tóm tắt truyện( không quá 20 dòng)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"
Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.
Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành
- Soạn bài Chí khí anh hùng
- Sưu tầm những câu chuyên có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian)
- Thuyết minh một tác giả văn học Nguyễn Trãi
- Nội dung chính bài Phú sông Bạch Đằng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đại cáo Bình Ngô
- Nội dung chính bài Các thao tác nghị luận
- Nội dung chính Lập luận trong văn nghị luận
- Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau
- Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của " khách" nhằm khẳng định điều gì?
- Nội dung chính bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Soạn văn 10 bài Các thao tác nghị luận trang 131 sgk