Nội dung chính bài Thề nguyền

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Thề nguyền"?

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình. Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được trải nghiệm cuộc sống phong trần làm vốn sóng của ông thêm phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người. Ông được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du nổi bật với 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài) đều được sáng tác chữ Hán và Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn được sáng tác bằng chữ Nôm.
  • Tác phẩm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm được sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam.
  • Đoạn trích Thề nguyền nằm từ câu 431 đến câu 452.

2. Phân tích văn bản

a. Hành động của Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng:

  • Hành động
    • Vội → tính từ.
    • Xăm xăm, băng → động từ.

→ sự khẩn trương, vội vã.

→ hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều.

→ thời gian nghệ thuật: gấp, vội, khẩn trương.

  • Nguyên nhân:
    • Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng → phải vội vã tranh đua với thời gian.
    • Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
    • Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, ko vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.
  • Không gian của buổi thề nguyền → Không gian thơ mộng
    • Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.
    • Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại ngần của Thúy Kiều.
    • Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân…
    • Tâm trạng con người:
      • Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.
      • Thúy Kiều: ngỡ ngàng…

→ Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

→ Không gian thiêng liêng: Các hình thức lễ nghi trang trọng:

    • Đài sen nối sáp - thắp thêm nến.
    • Lò đào thêm hương - đốt thêm trầm hương.
    • Viết lời nguyện ước.
    • Trao kỉ vật.
    • Hai người cùng đọc lời thề son sắt trước “vầng trăng vằng vặc giữa trời”.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tóm tắt nội dung

Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc...

2. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng

  • Từ ngữ: xăm xăm, băng => hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ => Sự chủ động trong tình yêu.
  • Nguyên nhân:
    • Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng => phải vội vã tranh đua với thời gian.
    • Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
    • Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, không vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.

b. Cuộc thề nguyền Kim - Kiều

  • Không gian thơ mộng:
    • Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.
    • Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại gần của Thúy Kiều.
    • Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân
      • Đài sen nối sáp - thắp thêm nến.
      • Lò đào thêm hương - đốt thêm trầm hương.

=> Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

  • Tâm trạng con người:
    • Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.
    • Thúy Kiều: ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.
  • Giây phút thề nguyền:
    • Ánh trăng: nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái.
    • Lời thề: trăm năm bền vững.

=> Mối tình Kim - Kiều đẹp mà cô đơn, gắn bó mà không hứa hẹn. Cuộc thề nguyền của hai người không có con người và xã hội chứng giám, chỉ có lò hương và vầng trăng sáng xa xôi, lạnh lẽo.

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng.
  • Nghệ thuật: Lựa chọn hình ảnh, từ ngữ,…Các biện pháp tu từ, cách sử dụng điển cố,…
  • Ý nghĩa: Ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.

Back to top

  • 8 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021