Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính
Đề 2: Có ý kiến cho rằng : “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. Anh chị thấy ý kiến này như thế nào?
Bài làm:
Trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt tốt và xấu, mặt được và mặt chưa được. Cũng giống như việc bàn tay có hai mặt lòng bàn tay và mu bàn tay vậy. Suốt cả cuộc đời con người ta sống với mục đích đấu tranh với cái xấu và hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nhưng cái tốt thì khó học cái xấu tiếp thu nhanh. Chẳng vì thế mà có ý kiến cho rằng “những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
Thực chất câu nói trên có ý nghĩa hoàn toàn đúng đắn. Như phật đã dạy rằng “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là chính mình”. Trong suốt cuộc đời chúng ta có thể đấu tranh với rất nhiều thế lực thù địch, xấu xa để loại bỏ những mầm mống đen tối ra khỏi xã hội thế nhưng lại rất dễ dàng thỏa hiệp với chính mình. Con người sinh ra ai cũng có sẵn trong mình một sự ích kỉ, ích kỉ với những người xung quanh nhưng lại dễ dãi với bản thân mình. Cái khó khăn nhất đối với một con người là chiến thắng bản thân mình, chiến thắng được những khát vọng tầm thường và nhỏ nhen của mình hướng đến cái cao đẹp hơn tốt cho cuộc đời hơn.
Sự tốt đẹp là khi chúng ta biết biến cái lợi ích cá nhân vào thành lợi ích của cộng đồng, làm cho cuộc đời xã hội này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng cái tốt cũng trở thành cái xấu khi ta đặt lợi ích của bản thân mình lên trên lợi ích của người khác. Sự ích kỉ biến chúng ta thành những người xấu xa và vụ lợi. Cũng giống như câu nói trên muốn truyền tải đến con người một thông điệp đó chính là phải biết nghiêm khắc với chính bản thân không nên nuông chiều cảm xúc để rồi đánh mất chính mình.
Thật vậy, tật xấu luôn là những cái con người ta rất dễ để dính vào còn cái tốt thì vô cùng khó khăn. Bạn có thể mất cả một năm thậm chí cả một đời để duy trì một thói quen tốt thế nhưng chỉ cần một giờ một phút thôi cái xấu đã có thể len lỏi và xâm nhập vào con người bạn rồi. Thực tế cuộc sống cũng cho ta nhiều ví dụ chứng minh vô cùng chuẩn xác. Ví dụ đối với thuốc phiện chẳng hạn nếu bạn bị rủ rê thử bạn biết khống chế bản thân thì mãi mãi nó cũng chỉ là người khách qua đường mà thôi. Thế nhưng nếu bạn gật đầu nuông chiều mình thì nó sẽ trở thành tệ nạn. Đầu tiên, nó là công cụ phục vụ chính con người, thế nhưng lâu dần con người sẽ là nạn nhân của nó. Vị thế từ khách sang chủ nhà rất nhanh và đơn giản nó phụ thuộc vào chính suy nghĩ cũng như sự kiềm chế của con người.
Một con người nếu không có sự tự chủ sẽ rất dễ đánh mất mình theo những thói xấu. Ban đầu thói xấu của bạn có thể đến một cách rất vô tình nhưng sau đó sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí n lần tiếp theo như thế. Và lâu dần nó trở thành người bạn thân thuộc và sẽ điều khiển chính suy nghĩ hành động của bạn. Cũng giống như một bạn học sinh, lần đầu kiểm tra quay cóp mà không bị phát hiện thì lần tiếp theo sẽ tiếp tục như thế và lâu dần bạn trở nên phụ thuộc vào sách vở không còn ý thức tự học tự phấn đấu nữa. Mà đây là một trong những điều vô cùng nguy hiểm đối với tương lai và bản thân của các em.
Thói xấu có tác hại vô cùng xấu xí đến bản thân và xã hội. Ban đầu nó sẽ làm “đau” chính bản thân của mỗi người. Việc tồn tại những suy nghĩ xấu, hành động xấu sẽ khiến con người thường xuyên ở trong trạng thái lo âu, sợ hãi người khác phát hiện, lâu dần sẽ hình thành suy nghĩ ích kỉ, nhỏ nhen, ganh tị và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Càng nguy hiểm hơn, nó sẽ khiến con người trở nên thờ ơ vô cảm, sống xa cách nhau, tách biệt với xã hội. Đồng nghĩa với nó sẽ làm cho xã hội trở nên mất văn minh, mất đi sự nhân văn vốn có.
Chính vì thế việc đấu tranh đẩy lùi cái xấu trong mỗi cá nhân là điều cực kì quan trọng. Nó cũng giống như việc bạn rèn luyện cái tốt vậy. Việc nâng cao ý thức bản thân, tự chủ suy nghĩ chính là cách để bạn miễn nhiễm cái xấu, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai và xây dựng xã hội văn minh hơn.
Đấu tranh loại bỏ cái xấu chưa bao giờ là dễ dàng. Nó đòi hỏi con người phải là người biết phân định đúng sai, có hiểu biết và có chính kiến. Mỗi con người ngay từ bây giờ hãy trở thành những người nghiêm khắc với chính mình bởi nó không chỉ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn mà còn giúp xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Trao duyên Soạn Văn Trao duyên - Văn 10
- Tìm các dẫn chứng chứng tỏ nhà văn, nhà thơ thời đại xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc
- Bài làm văn số 6 lớp 10: Kết hợp thuyết minh Tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều
- Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích
- Thuyết minh về Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng bài viết số 6
- Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích
- Theo anh chị những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ? Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống này được tiếp nối thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
- Soạn văn 10 bài: Tổng kết phần văn học trang 146 sgk
- Soạn văn bài: Đại cáo bình Ngô ( Phần một: Tác giả)