Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai -cư của Ba- sô ( Ngữ văn 10 , tập 1) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây

  • 1 Đánh giá

Câu 1: trang 71 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai -cư của Ba- sô ( Ngữ văn 10 , tập 1) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây

Ma-su-ô Ba-sô (Matsuo Basho, 1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô), sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). Mười năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-sô: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), và nổi tiếng nhất là Lối lên miền Ô-ku (1689),... Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có nhiều nhà thơ hai-cư nổi tiếng khác nữa như: Y.Bu-sôn (1716-1783), K.ít-sa (1763-1827), M.Si-ki (1867-1902),...

So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5-7-5 âm (chỉ có 7,8 chữ Nhật). Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” (từ chỉ mùa). Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hoá. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương,... đều có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng,... Về ngôn ngữ, hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,... thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.

Yêu cầu:

a) Xác định đói tượng thuyết minh của văn bản

b) Tìm bố cục văn bản

c) Viết đoạn văn thuyết minh về thơ hai- cư

Bài làm:

a) Đối tượng thuyết minh của văn bản là tiểu sử, sự nghiệp nhà sư Ma-su- ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư, một thể thơ đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản.

b) Bố cục:

  • Phần 1 (Từ đầu đến M.Si.Ki (1867 - 1902)): Sơ lược tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
  • Phần 2 (Phần còn lại): Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thơ hai-kư.

c) Điều khác biệt ở thơ hai-cư là có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai cư về ngôn ngữ không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương đông, từ đó trở thành một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

  • 29 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021