Soạn văn 12 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 198 sgk
Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm, các bạn có thể luyện tập trước những câu hỏi trong bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm để biết dạng đề và hướng ra câu hỏi. KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài đầy đủ, chi tiết để các bạn cùng tham khảo.
I. Hướng dẫn chung: theo dõi SGK trang 198
II. Gợi ý đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | A | D | D | D | C | C | C | D | B | B |
Phần tự luận (7 điểm)
Đề 1:
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ (2 điểm)C
Câu 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xấy dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (5 điểm)
Trả lời
Câu 1:
- Tác giả:
- Tô Hoài (1920 – 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công nghèo ở huyện Thanh Oai, Hà Đông. Thời trẻ, Tô Hoài đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề để kiếm sống. Chính những năm tháng lam lũ, vất vả này đã trau dồi cho Tô Hoài một vốn sống vô cùng phong phú và ông cũng thấu hiểu hơn nỗi khổ của nhân dân lao động mà đưa nó vào những trang viết của mình một cách chân thực nhất.
- Tô Hoài là một người Hà Nội thanh lịch, hóm hỉnh, lịch lãm tài hoa, một cây bút có sức viết bền bỉ, dẻo dai và khả năng sáng tạo dồi dào. Gần 70 năm cầm bút ông cho ra đời gần 200 đầu sách.
- Đặc biệt, Tô Hoài có sở trường khi viết về những câu chuyện miền cao, những câu chuyện miền núi Tây Bắc với một vốn kiến thức đã dạng. Văn của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn từ vựng giàu có.
- Tác phẩm
- Ra đời năm 1952, là một trong ba truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài gồm “Cứu đất cứu người”, “Mường Giơn” và “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”, được tặng giải nhất – giải thưởng Hội văn nghệ VIệt Nam (1954 – 1955). Đây cũng là tập truyện thể hiện phong cách và khẳng định vị trí của Tô Hoài trong nền văn học nước nhà.
- Vợ chồng A Phủ là kết quả của những trải nghiệm trong chuyến đi thực tế 8 tháng ròng của nhà văn khi ông cùng chung sống, sẻ chia với con người Tây Bắc.
Câu 2:
Các bạn tham khảo bài viết tại đây
Đề 2:
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Ơ. Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả (2 điểm)
Câu 2: "Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội"
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên (5 điểm)
Trả lời
Câu 1:
- Tác giả
- Hê minh uê (1899- 1961), là một người trí thức được sinh ra tại Hoa Kì. Ông đã làm rất nhiều nghề khi bước chân ra khỏi trường đại học ông đã làm nghề phóng viên.
- Ông là một người rất tài năng, số lượng đề tài về văn thơ của ông rất lớn: truyện thuyết, tiểu thuyết, hồi kí …
- Ông là một nhà văn mĩ vĩ đại nhất ở thế kỉ XX, và nhiều giải thưởng cao quý khác như giải Noben ở Mĩ…
- Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người".
- Ông sáng tác theo nguyên lí "tảng băng trôi" chỉ có một phẩn của tảng băng nổi trên mặt nước, cũng là phần ý nghĩa được thể hiện tren bề mặt lớp ngôn từ; còn 7 phần của tảng băng chìm xuống dưới nước, cũng là phần ý nghĩa mà người đọc có thể cảm nhận được từ vốn sống, hiểu biết, trải nghiệm của mình.
- Tác phẩm
- Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.
- Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu)
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
- Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
Câu 2
Gợi ý:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn nhận định"Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội"
Thân bài:
- Giải thích câu nói:
- Thời gian: là thứ mà ai cũng có, là cuộc đời của ta từ khi ta sinh ra đến lúc ta nhắm mắt xuôi tay. Quỹ thời gian của con người là có hạn vì thời gian là tuyến tính, luôn chảy trôi mà không chờ đợi một ai cả
- Lời nói: mang dấu ấn cá nhân. Thông qua lời nói ta có thể hiểu tính cách, quan niệm, tư tưởng của một con người. Vì thế, phải cẩn trọng với những lời mà ta sắp nói ra. Vì cũng giống như thời gian, lời nói cũng là tuyến tính, một khi đã nói ra thì không thay đổi hay lấy lại được
- Cơ hội: sự thuận lợi trong một thời điểm nhất định để con người có thể bộc lộ và phát huy hết năng lực của bản thân mình. Vì chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định nên nếu để qua đi, chưa chắc chúng ta sẽ có lại được sự thuận lợi ấy lần nữa
=> Cả câu nói khẳng định giá trị của thời gian, lời nói và cơ hội trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Và chúng ta cần phải cẩn trọng, trân trọng và sử dụng những thứ vô giá ấy một cách hợp lí.
- Bàn luận vấn đề
- Thời gian của con người là có hạn, lời nói làm nên giá trị của chúng ta còn cơ hội là điều kiện để ta có thể phát huy hết khả năng của mình. Một người thông minh là một người biết sử dụng thời gian hợp lí, biết nói đúng thời điểm, nói đúng vấn đề; biết chớp lấy cơ hội khi nó đến với mình
=> Lấy dẫn chứng trong cuộc sống, lịch sử, văn học
- Muốn sử dụng thời gian hợp lí, lời nói hiệu quả và không bỏ qua cơ hội của mình, chúng ta cần nhận rõ giá trị của bản thân, những điểm mạnh và điểm yếu để khắc phục, tạo ra những thói quen tốt
- Phê phán những con người không biết quý trọng thời gian, ba hoa khoác lác và không biết tận dụng những cơ hội trong cuộc sống
- Bài học cho bản thân
Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu nói và vai trò của thời gian, lời nói và cơ hội trong cuộc sống của mỗi chúng ta
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh chị cảm nhận
- Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)
- Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong những đề bài sau
- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- Nội dung chính Thực hành về hàm ý
- Phân tích biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này
- Soạn văn bài: Thuốc Lỗ Tấn
- Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất tại sao
- Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
- Nội dung chính bài Thuốc Lỗ Tấn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhìn về vốn văn hóa dân tộc