Nội dung chính Thực hành về hàm ý
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thực hành về hàm ý". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Ôn lại kiến thức trọng tâm
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy.
- Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
Ví dụ: Về đến nhà, A Phủ lẳng lặng ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra cửa hỏi: Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên: Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm
Pá Tra hất tay, nói: Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! đem súng đi lấy con hổ về.
=> Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý. Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận để mất bò. Nói ra dự định "lấy công chuộc tội" (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ "con hổ này to lắm". Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra.
Xem thêm bài viết khác
- Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ông già và biển cả
- Soạn văn 12 bài Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 178 sgk
- Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).
- Soạn văn 12 bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học trang 184 sgk
- Qua lớp kịch hồn Trương Ba da và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và
- Đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?
- Qua số phận của cả hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của An đrây Xô-cô -lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Soạn văn 12 bài: Ôn tập phần làm văn trang 182 sgk
- Nội dung chính bài Diễn đạt trong văn nghị luận