Soạn văn bài: Bạn đến chơi nhà
Bài thơ Bạn đến chơi nhà dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và tình huống đó là cái cớ để bộc lộ một tình bạn đậm đà, thắm thiết. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), người thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đã đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn.
- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường.
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và tình huống đó là cái cớ để bộc lộ một tình bạn đậm đà, thắm thiết.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
- Giọng thơ hóm hỉnh, sâu sắc, ngôn ngữ ảnh giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 105 - SGK Ngữ văn 7) Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Câu 2: (Trang 105 - SGK Ngữ văn 7) Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.
a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ " ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài “Bạn đến chơi nhà”.
Luyện tập (Trang 106 - SGK Ngữ văn 7)
a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình bạn ngày nay qua bài thơ Bạn đến chơi nhà
Câu 3: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bạn đến chơi nhà"
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép chủ đề thiên nhiên
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây
- Soạn văn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê
- Viết một đoạn văn về chủ đề học tập có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó
- Suy nghĩ của em về hình ảnh mẹ qua bài Mẹ tôi
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Soạn văn bài: Các bước tạo lập văn bản
- Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?