Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
Luyện tập (Trang 106 - SGK Ngữ văn 7)
a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Bài làm:
a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Giọng điệu thơ vui tươi, hóm hỉnh để nói về tình bạn thân thiết
Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng. Các địa danh được sử dụng mang tính ước lệ, tượng trưng, mẫu mực cho văn thơ trung đại. Hơn nữa, bài thơ mang sắc thái buồn của người chinh phụ tiễn chồng ra trận mạc xa xôi nên âm hưởng buồn thương.
b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình.
Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả
- Nội dung chính bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Nội dung chính bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Viết đoạn văn có sử dụng từ láy miêu tả bạn thân Đoạn văn có sử dụng từ láy miêu tả bạn thân
- Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?
- Soạn văn bài: Liên kết trong văn bản
- Soạn văn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Trong phần thứ hai của bài, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện
- Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ