Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó
Câu 4 (Trang 36 –SGK) Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
Bài làm:
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:
- Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.
- Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
- Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu cảm nhận về bài ca dao: Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
- Viết đoạn văn chủ đề tình bạn có sử dụng từ đồng nghĩa và gạch chân dưới những từ đó
- Soạn văn bài: Quan hệ từ
- Soạn văn bài: Tiếng gà trưa
- Soạn văn bài: Thành ngữ
- Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Sau phút chia li
- Soạn văn bài: Chuẩn mực sử dụng từ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Nội dung chính bài Bạn đến chơi nhà
- Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn Cổng trường mở ra
- Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.
- Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?