Soạn văn bài: Cảnh ngày xuân
Đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích từ Truyện Kiều là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
- Đây là đoạn tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 86 SGK) Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật)
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?
Câu 2 (Trang 86 SGK) Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hây đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Câu 3 (Trang 86 SGK) Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
- Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
- Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Câu 4 (Trang 86 SGK) Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,...).
Câu 1 – Luyện tập (Trang 86 SGK) Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Cảnh ngày xuân
Câu 2: Cảm nhận cảnh thiên nhiên về mùa xuân qua 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Cảnh ngày xuân "
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Soạn văn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã chứng minh Nam là một người bạn tốt
- Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?
- Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những đứa trẻ
- Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh
- Soạn văn bài: Cố hương
- Tình trạng của đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích
- Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)