Soạn văn bài: Chữ người tử tù
Chữ người tử tù là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã thể hiện được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khi cổ kính, trang trọng.Tech 12h, xin tóm tắt nội dung chính và hướng dẫn giải chi tiết tác phẩm này!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Từ nhỏ, ông theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ năm 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp phần không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút ký văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: một chuyến đi (1938), vang bóng một thời (1940), thiếu quê hương (1940), chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),...
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn và sau đó được tuyển in trong tâp truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Vang bóng một thời khi in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là "một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ". Nhân vật chính trong vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa- những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vị, sống giữa buổi "Tây Tàu nhố nhăng ", những con người này mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu được cảnh a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố gắng giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Họ dường như cố lấy cái tôi tài hoa ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa nổi bật ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
Câu 2: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
Câu 3: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1
Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Câu 4: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1
Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?
Câu 5: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1
Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?
Luyện tập
Bài tập: Trang 115 sgk ngữ văn 11 tập 1
Anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
Đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chữ người tử tù"?
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vịnh khoa thi hương
- Nội dung chính bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Tự chọn một đề tài (một danh ngôn hoặc một thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.
- Anh (chị) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".
- Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
- Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách dao đi giết Bá KIến rồi tự sát) ?
- Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về mặt cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa
- Soạn văn bài: Vịnh khoa thi hương
- Soạn văn bài: Ngữ cảnh