Soạn văn bài: Điệp ngữ
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
1.1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
- Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ "nghe" ba lần
- Khổ cuối : lặp lại từ "vì"
1.2. Lặp đi lặp lại những từ ngữ như thế có tác dung gì?
- Từ “nghe”: có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư tình cảm của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những suy tư, hồi ức về bà.
- Từ “vì”: Nhấn mạnh đến động lực đã thôi thúc người lính trẻ chiến đấu.
2. Các dạng điệp ngữ
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đonạ thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng
a.
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Trả lời:
- a: Điệp ngữ nối tiếp
- b: điệp ngữ chuyển tiếp điệp ngữ vòng
3. Ghi nhớ
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Câu 2: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Câu 3: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)
a. Theo em, đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em ...
b. Em hãy chữa lại đoạn văn cho tốt hơn
Câu 4: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Điệp ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng điệp ngữ và chỉ ra các điệp ngữ đó.
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp?
- Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
- Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà
- Soạn văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản trang 59
- Soạn văn bài: Điệp ngữ
- Nội dung chính bài Phò giá về kinh
- Viết đoạn văn ngắn và chỉ rõ các từ ghép trong đoạn văn
- Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật
- Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ
- Viết một đoạn văn về chủ đề học tập có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó