Nội dung chính bài: Điệp ngữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Điệp ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).
B. Nội dung chính cụ thể
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
Định nghĩa: Điệp từ là những câu, từ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn, câu nói, đoạn thơ. Mục đích để gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa một vấn đề nào đó. Khác với từ đồng âm, điệp ngữ có thể lặp lại nguyên một câu, một đoạn hay vài từ bất kỳ.
- VD: Học, học nữa, học mãi”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của từ “học”
Tác dụng:
a. Tạo ra sự nhấn mạnh
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.
b. Tạo sự liệt kê
Ví dụ:
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
c. Tạo sự khẳng định
Ví dụ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.
2. Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ được chia thành 3 loại chính gồm điệp ngữ nối tiếp, chuyển tiếp và cách quãng.
a. Điệp ngữ nối tiếp
- Là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật về cảm xúc hoặc ý nghĩa quan trọng.
- VD:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.
b. Điệp ngữ chuyển tiếp
- Hay còn được gọi là điệp ngữ vòng, thường dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thơ tứ tuyệt… Để giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc, ngữ nghĩa kết nối liền mạch nhau.
- VD:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
c. Điệp ngữ cách quãng
- Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một câu để bổ sung nghĩa cho nhau. Đây là loại điệp ngữ thường được sử dụng nhất trong thơ ca.
- VD:
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu
Xem thêm bài viết khác
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
- Soạn văn bài: Luyện tập sử dụng từ
- Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ
- Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Sắp xếp các câu văn dưới đây theo một trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ
- Nội dung chính bài Nam quốc sơn hà
- Soạn văn bài: Liên kết trong văn bản
- Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi
- Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình