Soạn văn bài: Liên kết trong văn bản
Để một văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu và diễn đạt được những cảm xúc của người viết, ta phải dùng các phương tiện liên kết. Vậy liên kết trong văn bản là gì? có những phép liên kết nào. KhoaHoc xin giới thiệu Bài phép liên kết trong văn và hướng dẫn làm bài tập để các bạn tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩ, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…) thích hợp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 18 – SGK) Sắp xếp các câu văn dưới đây theo một trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ:
(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.
Câu 2 (Trang 19 - SGK) Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
(1)Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". (2) Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (3) Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. (4) Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
Câu 3 (Trang 19 – SGK) Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của ... và nhớ lại ngày nào ... trồng cây, ... chạy lon ton bên bà. ... bảo khi nào cây có quả ... sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho ..., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. ... bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)
Câu 4 (Trang 19 – SGK) Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:
"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."
(Cổng trường mở ra)
Câu 5 (Trang 19 – SGK) Chắc em biết câu chuyện cổ tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Liên kết trong văn bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Xem thêm bài viết khác
- Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
- Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Côn Sơn ca
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Nội dung chính bài: Đại từ
- Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
- Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?
- Cảm nhận tâm trạng nhân vật Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
- Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
- Qua câu chuyện về Cuộc chia tay của những con búp bê, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
- Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm