Soạn văn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
- Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.
Câu 1 (Trang 158 SGK) Vận dụng các kiến thức đã học, từ lớp 8, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau:
a.Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
b. Để cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao, chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:
làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc: bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận lôgic, còn có thêm sự hỗ trợ bằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài nghị luận.
- Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận là sự khô khan, thiên về lí tính, khiến người đọc khó đọc, khó hiểu.
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.
b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, cần chú ý những điều sau đây:
- Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận. Vì vậy, kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận, phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
- Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hòa, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.
Câu 2 (Trang 158 SGK) Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, Trong rất nhiều trường hợp, đề (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
- Đây là một phương thức biểu đạt quan trọng, rất cần được vận dụng kết hợp trong bài văn nghị luận để tăng hiệu quả biểu hiện và sức thuyết phục của nó. Thuyết minh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bài nghị luận. Nhờ có sự vận dụng kết hợp thuyết minh hai thuật ngữ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà lập luận bài viết trở nên rõ ràng, chặt chẽ, luận điểm nêu lên được sáng tỏ, có sức thuyết phục đối với người đọc, với những con số rõ ràng, chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.
- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:
- Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
- Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 161 SGK) Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a.Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải làm hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng các phương thức đó.
b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc bốn phương thức nói trên.
Câu 2 (Trang 161 SGK) Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Việt Bắc
- Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
- Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới
- Việc Xvai-gơ luôn gần Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
- Soạn văn hay: Tuyên ngôn độc lập (Trang 38 42 SGK)
- Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Nôi dung chính bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu
- Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn
- Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
- Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?