Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
3. Cách làm dạng bài
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.
Thân bài:
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
- Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
- Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
- Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1 (Trang 93 SGK)
Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.
Bài tập 2 (Trang 93 SGK)
Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên
- Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Nội dung chính bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu
- Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?
- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó
- Soạn văn bài: Tiếng hát con tàu
- Từ câu “Cuối cùng vào thời điểm…”, các hình ảnh so sánh, những ẩn dụ cho tới cuối cùng đoạn trích đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, Xvai-gơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đô-xtôi-ép-xki?
- Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ
- Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) trang 167 sgk
- Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh/chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?