Soạn bài Những đứa con trong gia đình Soạn Những đứa con trong gia đình
Soạn bài Những đứa con trong gia đình được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Những đứa con trong gia đình là câu chuyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ, giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, chung thủy sắc son với quê hương với cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm đã thể hiện những đặc sắc vê nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thi. Dưới đây là phần hướng dẫn soạn bài chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.
Soạn Văn Những đứa con trong gia đình
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
- Nguyễn Thi (1928-1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca quê ở xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Mồ côi cha từ năm mười tuổi mẹ đi bước nữa. Nguyễn Thi phải sống nhờ họ hàng nên phải vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, ông theo người anh vào Sài Gòn vừa kiếm sống vừa tự học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng rồi ra nhập lực lượng vũ trang. Trong kháng chiến chống Pháp Nguyễn Thi làm công tác tuyên huấn vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội. Hai tập truyện ngắn Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962) của ông với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn báo hiệu một nhà văn triển vọng. Năm 1962, Nguyễn Thi tình nguyện ở lại chiến trường miền Nam công tác tại Cục chính trị Quâ giải phóng miền Nam, là một trong những thành viên sáng lập và phụ trách Văn nghệ Quân giải phóng. Ông hy sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tấn công tết Mậu Thân (1968).
- Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút ký, truyện ngắn tiểu thuyết. Sau khi ông hy sinh các tác phẩm của ông được sưu tập và in lại trong Truyện và ký, xuất bản năm 1978, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển) xuất bản năm 1996
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hiện đại hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông quê ở miền Bắc nhưng thực sự là gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go, ác liệt
- Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày kháng chiến ác liệt khi ông còn công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng
Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ - Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt - Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn học bài
Câu 1: Trang 63 sgk ngữ văn 12 tập 2
Đoạn trích những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách kể chuyện này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật?
Câu 2: Trang 64 sgk ngữ vă 12 tập 2
Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những người con trong gia đình với nhau?
Câu 3: Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
Câu 4: Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này.
Câu 5: Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2
Đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?
Luyện tập
Bài tập trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích đoạn đối thoại giữa Chiến và Việt trong đêm trước ngày nhập ngũ. Tâm lí và tính cách mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào thông qua đoạn đối thoại này?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Những đứa con trong gia đình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Những đứa con trong gia đình
Soạn bài Những đứa con trong gia đình được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt bài giảng trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Sơ đồ tư duy bài 14 Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930 - 1935
- Giải GDQP- AN 12 bài 8: Công tác phòng không nhân dân
- Trắc nghiệm tiếng anh 12 unit 12: Water sports (P2)
- Sơ đồ tư duy bài 17 Lịch sử 12: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 12 kì 2
- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao
- Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ..)
- Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt?
- Nội dung chính bài Rừng xà nu
- Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy –e:” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do
- Soạn văn 12 bài: Ôn tập phần làm văn trang 182 sgk