Soạn văn bài: Quê hương
"Quê hương" như một bức tranh sinh động miêu tả làng quê của tác giả. Với ngôn từ trong sáng, bài thơ thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả giành cho quê hương mình. Bài viết sau, sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Tế Hanh: (1921 - 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh.
- Quê hương: ông sinh ra tại một lành chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Cuộc đời và sự nghiệp:
- Ông xuất hiện trong thi đàn Việt Nam ở chặng cuối phong trào Thơ mới (1940 -1945), với những sáng tác mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương.
- Sau năm 1945, sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.
- Các sáng tác chủ yếu với đề tài: nỗi nhớ miền Nam và khao khát Tổ quốc được thống nhất.
- Các tác phẩm chính: Gửi miền Bắc (1955), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),...
- Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm
- Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời làm thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương là bài thơ mở đầu. Bài thơ này được rút ra từ tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên (1945).
- Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ. Cùng đó, tác giả còn cho thấy sự khỏe khoắn, đầy sức sống của những con người nơi đây. Qua bài thơ, những tình cảm giản dị hiện lên tha thiết, tuy sâu lắng mà lại da diết khôn nguôi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?
Câu 2: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm." Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Câu 3: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Câu 4: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Văn thuyết minh về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ quê hương
Câu 2: Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá ra khơi, trong bài thơ Quê hương
Câu 3: Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Quê hương"
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Quê Hương "
Xem thêm bài viết khác
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật vở kịch Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quê hương
- Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn Văn Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề gia đình
- Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đâ học trong sách giáo khoa).
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn nhằm mục đích cầu khiến chủ đề bạn bè
- Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào