Nội dung chính bài Bàn luận về phép học

  • 1 Đánh giá

Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bàn luận về phép học"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử; quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn
  • Tác phẩm: trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào năm 1791

2. Phân tích bài thơ

a. Bàn luận về mục đích của việc học

Mục đích chân chính của việc học chính là để làm người:

  • Diễn đạt bằng câu châm ngôn ngắn gọn, hình ảnh so sánh cụ thể.
  • " Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” => chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời
  • Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức
  • Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời
  • Phê phán lối học: Chuộng theo lối học hình thức, cầu danh, hưởng lợi à => Nước mất, nhà tan.

=> Học để trở thành người tốt có tri thức, đạo đức.

B. Bàn luận về cách học

Phạm vi học: Việc học phải được phổ biến rộng khắp.

Phương pháp học :

  • Việc học phải đưược phổ biến rộng khắp: mở trưường , mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngưười đi học.
    • (Mở trường ở phủ, huyện, mở trường tư, con cháu các nhà... ở đâu thì tiện học đấy).
  • Dạy học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, có tính nền tảng: học từ thấp lên cao; học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải biết kết hợp với hành.
    • ( Phép dạy : Theo Chu Tử...Tiểu học – bồi lấy gốc...Tứ thủ...ngũ kinh..chư sử...theo điều học mà làm...yên)

=> Nguyễn Thiếp có con mắt nhìn cách tân về phép học: sự mới mẻ, tiến bộ, đúng đắn, thực tiễn, khoa học

c. Tác dụng của phép học

  • Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Bàn luận về mục đích của việc học

Mục đích chính của việc học

  • Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của việc học là gì "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học". Theo đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai luận điểm chính là bàn luận về mục đích của việc học và tác dụng của việc học.
  • Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.

2. Bàn luận về cách học

Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả:

  • Lối học a dua, hình thức
  • Lối học hòng cầu danh lợi
  • Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.

Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.

Phương pháp học đúng đắn:

  • Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là nguyên tắc vừa sức, học thích hợp với đối tượng, học từ thấp đến cao. Như thế cũng là theo hệ thống: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử”. Phải chăng là tác giả với tầm nhìn xa rộng đã thấy ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cái cây đức, cây tài tươi tốt về sau?
  • Nguyên tắc thứ hai của phép học nói một cách gọn gàng, hàm súc: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, thực ra có hai ý nhỏ mỗi ý nhỏ này có thể phát biểu thành những luận điểm lớn trong những trường hợp khác. Trước hết là học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc được cái ấy. Muốn nắm chắc được tri thức, không có một cách nào khác hơn là tóm tắt được nó, nghĩa là tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình.

=> Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị. Cách tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.

3. Tác dụng của phép học

Cuối cùng tác giả khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học đối với mỗi cá nhân và cho toan đất nước. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua

  • Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
  • Phương pháp học tập tốt sẽ là tiền đề để tạo ra những người có đức có tài giúp cho đất nước hưng thịnh.
  • Người học giỏi mà có đạo đức thì cũng góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.

4. Tổng kết

  • Nội dung: văn bản giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, họccho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
  • Nghệ thuật:
    • Thể văn biền ngẫu
    • Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng.
  • Ý nghĩa: Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông vế sự học.

Back to top

  • 51 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021