Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Quê hương
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Quê hương. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Tác giả của bài thơ là
- A. Tố Hữu
- B. Thanh Hải
- C. Tế Hanh
- D. Thế Lữ
Câu 2: Bài thơ lần đầu tiên được in trong tập thơ nào?
- A. Hoa niên
- B. Nghẹn ngào
- C. Hai nửa yêu thương
- D. Khúc ca mới
Câu 3: Quê hương của nhà thơ là vùng biển nào của nước ta?
- A. Quảng Ninh
- B. Hà Tĩnh
- C. Quảng Nam
- D. Quảng Ngãi
Câu 4: Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
- A. Con tuấn mã
- B. Dân làng
- C. Mảnh hồn làng
- D. Quê hương
Câu 5: Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồn vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
- A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
- B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
- C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
- D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Câu 6: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- A. Điệp ngữ
- B. Liệt kê
- C. Ẩn dụ
- D. Phép đối
Câu 7: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
- A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
- B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
- C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
- D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
- A. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
- B. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
- C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới"
- A. Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
- B. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
- C. Dân chài lưới nước da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
- D. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Câu 10: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
- A. Làm muối
- B. Đóng thuyền đi biển
- C. Đánh cá biển
- D. Cả ba nghề trên
Câu 11: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
- A. So sánh
- B. Ẩn dụ, so sánh
- C. Liệt kê, so sánh
- D. Nhân hoá, so sánh
Câu 12: Phương thức biểu đạt nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 13: Dòng nào dưới đây nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quê Hương”?
- A. Biện pháp nói quá, chơi chữ.
- B. Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; giữa bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.
- C. Thể thơ tám chữ, âm điệu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển; lời thơ giản dị.
- D. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh thơ sáng tạo, khoẻ khoắn, đầy sức sống, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ngắm trăng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nước Đại Việt ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc kép
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Chiếc lá cuối cùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ôn dịch, thuốc lá
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)