Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài văn nghị luận thường vẫn cần các yếu tố tự sự và miêu tả. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 2: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?
- A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
- B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
- C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ cần chú ý gì?
- A. Phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm.
- B. Không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.
Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Câu 4: Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?
- A. Nghị luận + miêu tả
- B. Nghị luận + tự sự
- C. Nghị luận + biểu cảm
- D. Tự sự + miêu tả.
Câu 5: Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì ?
- A. Sự tàn ác của giặc Minh đối với quân ta.
- B. Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
- C. Các mưu sách tiêu diệt quân giặc của nghĩa quân Lam Sơn.
- D. Sự thất trận liên tiếp, nặng nề và nhục nhã của giặc Minh.
Câu 6: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì ?
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
- A. Liệt kê
- B. So sánh
- C. Nhân hoá
- D. ẩn dụ
Đọc đoạn trích sau và trả lời nhưng câu hỏi:
... “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)
Câu 7: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?
- A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.
- B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bâc nhất.
- C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.
- D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
Câu 8: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?
- A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
- B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
- C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
- D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
Câu 9: Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 10: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?
- A. Miêu tả
- B. Biểu cảm
- C. Tự sự
- D. Lập luận
Câu 11: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?
- A. Vị trí địa lí
- B. Địa thế sông núi
- C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt
- D. Gồm cả ý A, B, C
Câu 12: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?
- A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.
- B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.
- C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.
- D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sắp Trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
[…] Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu than đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.
(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Câu 13: Đoạn văn trên có phải là một đoạn văn nghị luận có sử dụng các yếu tự sự và miêu tả hay không?
- A. Có
- B. Không
Câu 14: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
- A. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng.
- B. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về.
- C. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 15: Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
- A. Sắp Trung thu.
- B. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục.
- C. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận trang 113
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu trần thuật
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc kép
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hai cây phong
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Trường từ vựng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đánh nhau với cối xay gió
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản