Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể) cần phải làm gì?
- A. Phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- B. Phải miêu tả, biểu cảm, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- C. Phải đánh giá khách quan và chủ quan, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- D. Phải phản biện, chứng minh, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
Câu 2: Khi nêu các đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể) cần phải chú ý điều gì?
- A. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
- B. Càng nhiều đặc điểm càng tốt và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
- C. Lựa chọn duy nhất một đặc điểm tiêu biểu, quan trọng.
- D. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng.
Đọc đề bài sai và trả lời những câu hỏi:
Đề bài: "Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú".
Câu 3: Đề bài trên có được cho là một đề bài thuyết minh về một thể loại văn học hay không?
- A. Có
- B. Không
Câu 4: Nếu có thì hãy cho biết ví dụ nào sau sau đây phù hợp với đề bài?
- A. Tác phẩm Từ Ấy (Tố Hữu), tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)
- B. Tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố)
- C. Tác phẩm Bức tranh của em gái (Tạ Duy Anh), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
- D. Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bài thơ tự tình (Hồ Xuân Hương)
Đọc hai tác phẩm Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) và trả lời câu hỏi:
Câu 5: Mỗi bài thơ có mấy dòng và mấy tiếng?
- A. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng.
- B. Mỗi bài thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng.
- C. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 10 tiếng.
- D. Mỗi bài thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng.
Câu 6: Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không hay có thể tuỳ ý thêm bớt?
- A. Bắt buộc
- B. Không bắt buộc, có thể tùy ý thêm bớt
Câu 7: Quan hệ bằng trắc của hai bài thơ có đặc điểm như thế nào?
- A. Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 2-4-6.
- B. Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 3-5-7.
- C. Quan hệ bằng trắc do hai tác giả tự viết theo ý mình.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8: Vần của cả hai bài thơ trên có đặc điểm gì?
- A. Vần rơi vào câu cuối dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.
- B. Vần rơi vào câu đầu dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.
- C. Vần rơi vào câu 1-3-5-7, vần bằng vào các câu 2-4-6-8.
- D. Vần rơi vài câu đầu dòng, vần bằng vào các câu 1-3-5-7.
Câu 9: Nhịp của hai bài thơ như thế nào?
- A. Nhịp 2/2/3
- B. Nhịp 3/4
- C. Nhịp 3/3/2
- D. Nhịp 4/3
Câu 10: Từ các thông tin đã cho ở các câu 5,6,7,8,9 đã đủ các nội dung chính phù hợp với đề bài đã cho chưa?
- A. Đã đủ
- B. Chưa đủ
Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Câu 11: Những đặc điểm nào sau đây là của truyện ngắn?
- A. Có rất ít nhân vật và sự kiện.
- B. Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế
- C. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Những ví dụ nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Trong tác phẩm Tôi đi học tác giả đã lựa chọn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời, nhân vật trong truyện chỉ có người mẹ và nhân vật tôi
- B. Truyện ngắn Lão Hạc có nhân vật lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu con trai, vợ ông giáo (chỉ được nhắc qua), những người dân trong làng (xuất hiện với vai trò là người chứng kiến cái chết của lão Hạc) và có sự kiện nổi bật trong tác phẩm là khi lão Hạc quyết định bán con chó Vàng để không phải ăn vào tiền của cậu con trai.
- C. Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri câu chuyện chỉ xoay quanh các nhân vật Giôn-xi, cụ Bơ-men và Xiu với bức họa Chiếc lá cuối cùng .
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 13: Phần mở bài nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Truyện ngắn là một thể loại văn học gần gũi và ta có thể sẽ tiếp xúc hàng ngày với chúng. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về truyện ngắn, song, truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ để tái hiện lại một mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể là môt biến cố, một hành động, một trạng thái trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn thường có dung lượng ngắn, khoảng vài trang hoặc vài chục trang, sự kiện và nhân vật không nhiều. Còn những truyện cực ngắn chỉ khoảng vài trăm chữ.
- B. Truyện ngắn là một trong những thể loại truyện được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự đóng góp của thể loại truyện tiểu thuyết, thể loại kịch nói, thơ - ca cũng là những mảnh ghép vô cùng quan trọng. Nền văn chương Việt Nam là một bức tranh đa màu sắc, phong phú và tạo nhiều không gian cho các nhà văn nhà thơ sáng tác.
- C. Các tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng là ba tác phẩm nổi bật trong chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở. Mỗi tác phẩm đều mang những bài học giáo dục ý nghĩa đối với học sinh, giúp học sinh vừa trau dồi kiến thức văn chương, vừa mang lại những bài học cuộc sống thiết thực.
Câu 14: Kết bài nào sau đây là phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Tuy dung lượng không dài song truyện ngắn là một thể loại mang tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc và những bài học nhận thức sâu sắc trong cuộc sống. Đến tận ngày nay, vai trò của truyện ngắn trong đời sống của con người vẫn không thể phủ nhận.
- B. Các thể loại trong văn học hiện nay đã giúp các nhà văn nhà thơ phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình. Đồng thời sự ra đời thêm của một số thể loại mới cũng là sự minh chứng cho những bước tiến bộ vượt bậc của nền văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
- C. Ba tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng mang lại những ý niệm sâu sắc về cuộc sống cho người đọc. Đồng thời, các tác phẩm cũng là những kiệt tác văn học để đời của các nhà văn.
=> Kiến thức Soạn văn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu phủ định
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu ghép (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Muốn làm thằng Cuội
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đập đá ở Côn Lôn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đi đường
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự