Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu phủ định

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu phủ định. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm hình thức của câu phủ định là gì?

  • A. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
  • B. Là câu có những từ ngữ để hỏi như: không, phải không, đúng vậy không,...
  • C, Là câu có những từ ngữ bộc lộc cảm xúc: chao ôi, ôi, trời ơi,...
  • D. Là câu có những từ ngữ kể, tả, thông báo, nhận định.

Câu 2: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
  • B. Phản bác một ý kiến, một nhận định
  • C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
  • D. Chọn A và B.

Câu 3: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?

  • A. Hai loại.
  • B. Ba loại.
  • C. Bốn loại.
  • D. Không loại nào.

Câu 4: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A. Một từ
  • B. Hai từ
  • C. Ba từ
  • D. Bốn từ

Câu 5: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
  • B. Phản bác một ý kiến, một nhận định
  • C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
  • D. Chọn A và B.

Câu 6: Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

  • A. Câu phủ định miêu tả
  • B. Câu phủ định bác bỏ

Câu 7: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

  • A. Câu phủ định miêu tả
  • B. Câu phủ định bác bỏ

Câu 8: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

1. Em học sinh này không phải là không thông minh.

2. Không phải là tôi không hiểu anh.

  • A. Câu phủ định
  • B. Câu khẳng định

Câu 9: Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

1. Giỏi gì mà giỏi

2. Ngôi nhà này đẹp à?

3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

  • A. Câu phủ định
  • B. Không phải câu phủ định

Câu 10: Về nội dung, các câu nêu ở bài tập trên có biểu thị ý phủ định hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 11: Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

  • A. Không
  • B. Đâu
  • C. Chút
  • D. Lặng lẽ

Câu 12: Đoạn văn sau có sử dụng câu phủ định không?

"Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác."

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Xác định câu phủ định trong đoạn văn trên?

  • A. Tôi an ủi lão
  • B. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
  • C. Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt!
  • D. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Câu 14: Tác dụng của câu phủ định trên là gì?

  • A. Thông báo, xác nhận không có sự việc nào đó
  • B. Phản bác một ý kiến đã nêu trước đó
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 15: Câu văn nào dưới đây có cùng tác dụng với câu đã xác định trên?

  • A. Không, chúng con không đói nữa đâu.
  • B. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
  • C. Trên thế giới này, không có gì quan trọng bằng việc bảo vệ môi trường cả.
  • D. Con không cần đi học nữa, con muốn đi làm thuê kiếm tiền phụ ba mẹ.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Câu phủ định


  • 90 lượt xem