Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mẹ là hiệu trưởng một trường học, nói chuyên với người con là tổ trưởng chuyên môn của trường về công việc của tổ chuyên môn, quan hệ của họ là quan hệ gì?
- A. Quan hệ gia đình
- B. Quan hệ tuổi tác
- C. Quan hệ chức vụ xã hội
- D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp
Câu 2: Bố mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình: Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ bực mình. Người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
- A. Cướp lời
- B. Nói leo
- C. Nói tranh
- D. Nói hỗn
Câu 3: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt về lôgíc?
- A. Trong bóng đá nói chung và trong học tập nói riêng, Minh đều rất giỏi.
- B. Mai vừa trông em vừa ngoan ngoãn.
- C. Tuy học giỏi nhưng Quyền vẫn đỗ đại học.
- D. Vì thương con nên lão Hạc đã tìm đến cái chết.
Câu 4: Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
- A. Câu cảm thán
- B. Câu nghi vấn
- C. Câu cầu khiến
- D. Câu phủ định
Câu 5: Cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu có tác dụng gì?
“Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường”
- A. Liên kết câu chứa nó với những câu trước.
- B. Thể hiện thái độ của người viết.
- C. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm.
- D. Cả A, B, C.
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
"Lí Kiến hiểu rằng “chúng nó” đây có thể gồm cả ông. Ông cười nhạt bảo rằng:
- (1) Thế này này, anh Binh ạ: chị ấy gửi tôi thì quả không có…
Hắn trợn mắt quát:
- (2) Thế thì thằng nào ăn đi?
Lí Kiến vội nói lấp ngay:
- (3) Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì bảo tôi một tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra. Lôi thôi làm gì sinh tội."
(Nam Cao, Chí Phèo)
Câu 6: Cuộc hội thoại trong đoạn văn trên có mấy người tham gia?
- A. 2 người
- B. 3 người
- C. 4 người
- D. 5 người
Câu 7: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trên là quan hệ gì?
- A. Quan hệ gia đình thân tộc.
- B. Quan hệ tuổi tác.
- C. Quan hệ giữa những người công dân trong xã hội.
- D. Quan hệ giữa một người có chức trách với một người dân thường.
Câu 8: Lí Kiến có thái độ ra sao trong đoạn hội thoại trên?
- A. Kính trọng
- B. Quát nạt
- C. Trách móc
- D. Nhún nhường
Câu 9: Câu nào có động từ (cụm động từ) đứng trước cụm chủ – vị?
- A. Cái Tỉu lại bậu bên sườn cái Tý. (Ngô Tất Tố)
- B. Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. (Ngô Tất Tố)
- C. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. (Nam Cao)
- D. Luôn mấy hôm tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. (Nam Cao)
Câu 10: Câu nào là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp?
- A. Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Nam Cao)
- B. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang. (Ngô Tất Tố)
- C. Hắn chửi như những người say rượu hát. (Nam Cao)
- D. Thị điên lên mất, trời ơi là trời! (Nam Cao)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng dần mừng nhảy chân sáo:;
U đi đâu từ lúc trưa non đến giờ? Có mua được gạo không? Sao u lại không thế?"
( Ngô Tất Tố- Tắt Đèn)
Câu 11: Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên?
- A. Mẹ
- B. Thằng
- C. U
- D. Non
Câu 12: Từ xưng hô địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
- A. Trong giao tiếp hàng ngày ở địa phương.
- B. Trong giao tiếp, sinh hoạt giữa những người không ở địa phương mình.
- C. Ở những nơi giao tiếp nghi thức, trang trọng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Dòng nào sau đây chứa từng đồng nghĩa với từ toàn dân "mẹ"?
- A. Thầy, cậu, bọ
- B. Mệ, mạ, bầm
- C. Eng, mi, o
- D. Bọ, bá, má
Câu 14: Từ nào sau đây là từ toàn dân?
- A. Mi
- B. Hấn
- C. Tôi
- D. Tau
Câu 15: Câu nào sau đây là câu cảm thán?
- A. Thế mà nó không ở lại thêm một ngày nữa.
- B. Bầu trời trong xanh đến kì lạ.
- C. Trời ơi! Sao lại có một người con gái xinh đến thế!
- D. Em hỏi mà anh không trả lời à?
=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Chương trình địa phương( phần tiếng việt) trang 145
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc kép
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu trần thuật
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tình thái từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Trong lòng mẹ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Quê hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản tường trình
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội