Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về luật thơ mới
- A. Số chữ trong câu bằng nhau, có vần, có nhịp
- B. Khá linh hoạt tự do phóng khoáng
- C. Số câu trong bài không hạn định
- D. Số câu trong bài hạn định
Câu 2: Nội dung sau ứng với văn bản nào?
“Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào"
- A. Nhớ rừng
- B. Hai chữ nước nhà
- C. Đập đá ở Côn Lôn
- D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Câu 3: Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?
- A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- B. Đập đá ở Côn Lôn
- C. Tức cảnh Pác Bó
- D. Muốn làm thằng Cuội
Câu 4: Dòng nào, tất cả các tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
- A. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường
- B. Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó
- C. Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng
- D. Cả A, B, C.
Câu 5: Tác phẩm nào được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn ?
- A. Ông đồ
- B. Quê hương
- C. Nhớ rừng
- D. Đập đá ở Côn Lôn
Câu 6: Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược ?
- A. Nước Đại Việt ta
- B. Hịch tướng sĩ
- C. Bàn luận về phép học
- D. Khi con tu hú
Câu 7: Điểm tương đồng giữa hai nhà thơ Vũ Đình Liên và Thế Lữ là gì ?
- A. Đều là những nhà thơ giác ngộ cách mạng trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.
- B. Đều là những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- C. Đều là những nhà thơ có tên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
- D. Gồm A và C.
Câu 8: Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ?
- A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.
- B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
- C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.
- D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.
Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc nghị luận trung đại ?
- A. Chiếu dời đô
- B. Hịch tướng sĩ
- C. Bản án chế độ thực dân Pháp
- D. Bình Ngô đại cáo
Câu 10: Nét tương đồng về nội dung giữa hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn là gì ?
- A. Cùng thể hiện khí phách hiên ngang và ý chí chiến đấu vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.
- B. Cùng được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
- C. Cùng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 11: Giá trị nội dung chủ yếu của bài thơ Ông đồ là gì ?
- A. Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của Ông đồ.
- B. Thể hiện niềm thương cảm chân thành của tác giả trước một lớp người cũ tàn tạ.
- C. Thể hiện niềm hoài cổ da diết của tác giả.
- D. Gồm cả ý A, B, C.
Câu 12: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào ?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Lục bát
- C. Song thất lục bát
- D. Thơ tự do
Câu 13: Tác phẩm nào không được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú ?
- A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- B. Ngắm trăng
- C. Đập đá ở Côn Lôn
- D. Muốn làm thằng Cuội
Câu 14: Nhận xét sau phù hợp với tác phẩm nào?
"Trong khó khăn, trong gian khổ Người làm bạn với trăng, hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn cũng là sự thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường, lạc quan về một tương lai tươi sáng của đất nước."
- A. Ngắm trăng
- B. Đập đá ở Côn Lôn
- C. Lão Hạc
- D. Bình Ngô đại cáo
Câu 15: Chi tiết bức tranh tứ bình là chi tiết nổi bật của tác phẩm nào?
- A. Nhớ rừng
- B. Tức cảnh Pác Bó
- C. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- D. Cả 3 tác phẩm trên đều có
=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn trang 130 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nước Đại Việt ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Cô bé bán diêm
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản thông báo
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Khi con tu hú
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hai cây phong
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc kép
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh