Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về trật tự từ trong câu?

  • A. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
  • B. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?

  • A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
  • B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
  • C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?

  • A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
  • B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
  • C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
  • D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 4: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?

  • A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
  • B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
  • C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Câu 5: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng ”(Tô Hoài) là gì ?

  • A. Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
  • B. Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
  • C. Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
  • D. Gồm ý A và B.

Câu 6: Trật tự từ của dòng thơ nào góp phần tạo nên tính nhạc ?

  • A. Tranh Đông Hồ gà lơn nét tươi trong - Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. (Hoàng Cầm)
  • B. Con lại về quê mẹ nuôi xưa - Một buổi trưa nắng dài bãi cát. (Tố Hữu)
  • C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối - Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. (Thế Lữ)
  • D. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Quang Dũng)

Câu 7: Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?

  • A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
  • B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
  • C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
  • D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.

Câu 8: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt” lên trước cụm chủ - vị ?

  • A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.
  • B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.
  • C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.
  • D. Ca A, B C đều sai.

Câu 9: Trong những cụm từ in đậm của câu văn dưới đây, trật tự cụm từ nào thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến ?

  • A. Theo sau thống lí là một lũ thống quan (một chức việc như phó lí), xéo phải (như trưởng thôn) và một bọn thị sống vẫn thường ra vào hầu hạ, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc phiện nhà thống lí. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
  • B. Chị Hoàng cười như nhiều quá, phát ho, chảy cả nước mắt ra ngoài. (Nam Cao, Đôi mắt)
  • C. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cài nồi khói bốc lên nghi ngút. (Kim Lân, Vợ nhặt)
  • D. Người Việt khô khốc, thèm tắm và rất thèm vào bếp lục cơm nguội. (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

Câu 10: Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  • A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.
  • B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.
  • C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
  • D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

Câu 11: Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói ?

  • A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
  • B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
  • C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
  • D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)

Câu 12: Nguyên nhân của việc sắp xếp thứ tự các cụm từ in đậm trong câu văn sau là gì ?

“Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình.”

  • A. Nhằm thể hiện mức độ “gắt gỏng” tăng dần của nhân vật.
  • B. Nhằm thể hiện sự gắt gỏng vô lí của nhân vật.
  • C. Nhằm thể hiện rõ hơn đặc điểm của nhân vật.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 13: Có nên thay đổi trật tự từ trong câu văn ở câu trên hay không ?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 14: Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?

"Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn."

  • A. Thể hiện thứ tự trước sau của hành động.
  • B. Thể hiện thời điểm diễn ra của các hành động
  • C. Thể hiện mức độ của các hành động
  • D. Thể hiện trình độ hiểu biết của tác giả

Câu 15: Nếu hành động của chị Dậu được miêu tả trước hành động của cai lệ thì ý nghĩa đoạn văn trên sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Lời văn mất tính logic, không hiểu được sự việc diễn ra như thế nào
  • B. Không ảnh hưởng đến nội dung văn bản
  • C. Có thể lược bỏ chi tiết hành động của chị Dậu hoặc cai lệ đều được.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn 8 văn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 110 sgk


  • 162 lượt xem