Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau là gì?
“Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh bộ Phim đang ăn khách, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử… Sự ăn chơi của các bạn sao lại thay đổi đến thế!”
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Nghị luận
- D. Cả A, B, C
Câu 2: Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Nghị luận
- D. Cả A, B, C
Câu 3: Cho đề bài “Trang phục và văn hóa”. Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:
1. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
2. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
3. Các bạn lầm tưởng rằng, ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành “văn minh”, “sành điệu”.
4. Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.
5. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
- A. 1,2,3,4
- B. 1,2,3,5
- C. 2,3,4,5
- D. 1,2,4,5
Câu 4: Cần sắp xếp các luận điểm đã cho ở câu 7 theo một trình tự như thế nào cho hợp lí?
- A. 1-2-3-5
- B. 5-3-2-1
- C. 1-3-2-5
- D. 5-2-3-1
Câu 5: Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không?
- A. Có
- B. Không
Câu 6: Với đề bài trên, chúng ta sử dụng yếu tố tự sự khi nào ?
- A. Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.
- B. Kể về một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.
- C. Tả về vẻ đẹp của sen hay tả bùn trong đầm….
- D. Cả A và B đều đúng.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “Cung điện” của mình. Quả như là một câu chuyện thần thoại, như một chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương tây ca ngợi như một vật thần kỳ. Hàng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)
Câu 7: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
- A. Nghị luận + miêu tả
- B. Nghị luận + tự sự
- C. Nghị luận + biểu cảm
- D. Miêu tả + tự sự.
Câu 8: Vấn đề cơ bản được trình bày trong đoạn văn trên là gì?
- A. Công lao to lớn của Bác Hồ
- B. Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt hàng ngày
- C. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời ăn tiếng nói
- D. Tình yêu thương con người của Bác Hồ
Câu 9: Những luận cứ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn trên là gì?
- A. Nơi ở
- B. Trang phục
- C. Ăn uống
- D. Gồm cả ý A,B,C
Câu 10: Việc đưa yếu tố miêu tả vào đoạn văn trên có tác dụng gì?
- A. Nhằm giúp người đọc hình dung rõ sự giản dị của Bác Hồ.
- B. Nhằm giúp cho việc trình bày vấn đề được rõ ràng, cụ thể và sinh động.
- C. Gồm ý A và B.
- D. Nhằm thể hiện rõ tình cảm của người viết về vấn đề được trình bày.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,... thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái "chất" của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến sựu giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội.
Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!"
Câu 11: Xác định yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn?
- A. Những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo.
- B. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối.
- C. nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
- A. Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố.
- B. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì.
- C. Em không thể để mình lạc hậu được.
- D. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ông đồ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tình thái từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ngắm trăng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản tường trình
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hai cây phong
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Phương pháp thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại