Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ông đồ

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Soạn văn bài: Ông đồ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Bài thơ Ông đồ của tác giả nào?

  • A. Xuân Diệu
  • B. Nguyễn Nhược Pháp
  • C. Vũ Đình Liên
  • D. Thế Lữ

Câu 2: Bài thơ Ông đò làm theo thể thơ nào?

  • A. Thể thơ tự do
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?

  • A. Lá vàng.
  • B. Hoa đào.
  • C. Mực tàu.
  • D. Giấy đỏ.

Câu 4: Bài thơ sáng tác năm nào?

  • A. 1935
  • B. 1936
  • C. 1937
  • D. 1938

Câu 5: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?

  • A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.
  • B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.
  • C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.
  • D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.

Câu 6: Mạch thời gian trong bài thơ được tác giả sắp xếp theo trình tự nào?

  • A. quá khứ - hiện tại - tương lai
  • B. quá khứ - hiện tại
  • C. hiện tại - quá khứ
  • D. hiện tại - quá khứ - tương lai

Câu 7: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?

  • A. Ông đồ rất tài hoa.
  • B. Ông đồ viết văn rất hay.
  • C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
  • D. Ông đồ có nét chữ bình thường.

Câu 8: Câu thơ cuối "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" thể hiện tâm sự gì của tác giả?

  • A. Lo lắng cho số phận những ông đồ thời xưa
  • B. Nuối tiếc phong tục bị lụi tàn và cảm thương cho kiếp người bị bỏ rơi
  • C. Thương cảm cho kiếp người đã hết thời
  • D. Xót xa cho một nét phong tục đẹp của dân tộc đã hết thời.

Câu 9: "Những người muôn năm cũ" trong bài thơ Ông đồ là ai?

  • A. Ông đồ và những người thuê ông viết.
  • B. Ông đồ.
  • C. Ông đồ và người qua đường.
  • D. Người qua đường.

Câu 10: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:

  • A. Người dạy học nói chung.
  • C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
  • B. Người dạy học chữ nho xưa.
  • D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực

Câu 11: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Hoán dụ.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Nhân hóa.
  • D. So sánh.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Ông đồ


  • 411 lượt xem