Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tôi đi học

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Tôi đi học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

Câu 2: Đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 5

Câu 3: Văn bản “ Tôi đi học” có chủ đề gì?

  • A. Kỷ niệm sâu sắc về tuổi học trò của tác giả.
  • B. Ý nghĩa và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
  • C.Dòng cảm nghĩ thiết tha sâu lắng của tác giả khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học.
  • D. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 4: Nhận xét nào không đúng về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học?

  • A. Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái với học sinh.
  • B. Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.
  • C. Cha mẹ đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu tựu trường
  • D. Thầy giáo nghiêm khắc nhắc nhở, đón nhận học sinh lớp mới.

Câu 5: Trong các từ sau, từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?

  • A. Nức nở.
  • B. Khóc.
  • C. Thút thít.
  • D. Sụt sịt.

Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

  • A. Ngoại hình.
  • B. Tâm trạng.
  • C. Cử chỉ.
  • D. Lời nói.

Câu 7: sức cuốn hút của truyện đế từ yếu tố nào?

  • A. Tình huống truyện là buổi tựu trường đầu tiên trong đời với bao kỉ niệm mới lạ, khó quên của nhân vật.
  • B. Những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của nhân vật Tôi và tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đi học.
  • C. Từ hình ảnh tươi đẹp, trong sáng của quê hương, ngôi trường.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

  • A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
  • B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
  • C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
  • D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Câu 9: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

  • A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
  • B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
  • C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
  • D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 10: Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?

  • A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
  • B. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
  • C. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
  • D. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

Câu 11: Mạch truyện diễn biến theo trình tự thời gian nào?

  • A. Hiện tại - quá khứ
  • B. Hiện tại - tương lại
  • C. Hiện tại - quá khứ - hiện tại
  • D. Hiện tại - quá khứ - tương lai
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Tôi đi học


  • 416 lượt xem