Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản văn học nước ngoài?

  • A. Cô bé bán diêm
  • B. Đánh nhau với cối xay gió
  • C. Chiếc Lá cuối cùng
  • D. Bình ngô đại cáo

Câu 2: Tác phẩm Hai cây phong của Ai-ma-tốp thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • B. Kịch
  • D. Thơ

Câu 3: Tác phẩm Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen là của nước nào?

  • A. Đan Mạch
  • B. Mỹ
  • C. Anh
  • D. Pháp

Câu 4: Nội dung chính của tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió của nhà văn Xéc-van-téc là gì?

  • A. Đôn-ki-hô-te là con người có lí tưởng cao quý nhưng hành động không thực tế, điên dồ. Xan-chô là người thực tế nhưng lại thiển cận, tầm thường.
  • B. Đôn-ki-hô-te là con người có lí tưởng cao quý, có những hành động thiết thực. Xan-chô là người thực tế nhưng lại thiển cận, tầm thường.
  • C. Đôn-ki-hô-te là con người sống không có lí tưởng, hành động không thực tế, điên dồ. Xan-chô là người thực tế nhưng lại thiển cận, tầm thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây ca ngợi sự tự do, yêu quý và say mê khám phá thiên nhiên?

  • A. Đi bộ ngao du
  • B. Chiếc lá cuối cùng
  • C. Hai cây phong
  • D. Đánh nhau với cối xay gió

Câu 6: Tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XVII
  • B. Thế kỉ XV
  • C. Thế kỉ XII
  • D. Thế kỉ IV

Câu 7: Nét nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là gì?

  • A. Ngôn ngữ kịch sinh động, bộc lộ tính ngây thơ, tự hợm mình của ông Giuốc-đanh
  • B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có sức thuyết phục
  • C. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch đảo với các tình huống bất ngờ, hấp dẫn
  • D. Nghệ thuật châm biếm hài hước: xây dựng một cặp tính cách đối lập, bổ sung cho nhau.

Câu 8: Văn bản nào sau đây không phải la văn bản nhật dụng?

  • A. Thuế máu
  • B. Ôn dịch, thuốc lá
  • C. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
  • D. Bài toán dân số

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của các văn bản nhật dụng đã học là gì?

  • A. Thuyết minh
  • B. Nghị luận
  • C. Biểu cảm
  • D. Tất cả các phương thức trên

Câu 10: Ý nghĩa của văn bản Ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện là gì?

  • A. Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây ra những tổn hại to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song, nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Cần quyết tâm phòng chống ôn dịch thuốc lá.
  • B. Hút thuốc lá làm tăng doanh số cho ngành công nghiệp này, mang lại nguồn thuế cho ngân sách nhưng cần có những biện pháp giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người.
  • C. Hút thuốc lá để khẳng định đẳng cấp của bản thân, giá trị loại thuốc lá mình hút chứng tỏ giá trị của bản thân.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 11: Ý nghĩa của dấu phẩu trong đề bài "Ôn dịch, thuốc lá"?

  • A. Tên gọi của văn bản này không chỉ có nghĩa là một thứ bệnh dễ lan truyền rộng. Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch”, một từ có ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấy phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm).
  • B. Chỉ là do tác giả thích tách nhan đề tác phẩm ra thành hai vế cho dễ đọc, tạo điểm nhấn để người đọc chú ý đến.
  • C. Theo quy định của cách đặt tên các văn bản nhật dụng cần như vậy

Câu 12: Ý nghĩa của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?

  • A. Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao ni lông, tức là chưa có giải pháp thay thế, thì chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng chúng. Những biện pháp hạn chế mà văn bản đề ra là hợp tình hợp lí, có tính khả thi.
  • B. Túi ni lông đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Với giá cả phải chăng, đa công năng sử dụng, dễ tìm kiếm, túi ni lông là vật liệu không thể thiếu hiện nay.
  • C. Những bất cập trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông ở Việt Nam
  • D. Công cuộc đi tìm vật liệu thay thế cho túi ni lông ở Việt Nam

Câu 13: Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích chứng minh... văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã làm sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, kêu gọi mọi người góp phần bảo vệ môi trường – ngôi nhà chung của thế giới. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Vấn đề chính trong văn bản Bài toán dân số được tác giả đặt ra là gì?

  • A. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là “thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người”.
  • B. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là “thấy được việc gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người”.
  • C. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là “thấy được việc thúc đẩy gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người”.
  • D. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là “thấy được việc hạn chế dân số ở một số vùng miền là đòi hỏi tất yếu."

Câu 15: Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích, chứng minh… văn bản đã làm sáng tỏ, đầy sức thuyết phục về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới, nhất là các dân tộc chậm phát triển. Văn bản Bài toán dân số vừa kêu goi, vừa khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ về dân số. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk


  • 9 lượt xem