-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đề văn thuyết minh nêu lên điều gì?
- A. Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
- B. Nêu các đối tượng để người làm bài miêu tả từng chi tiết về chúng.
- C. Nêu các đối tượng để người làm bài bảo vệ các quan điểm đúng về chúng.
- D. Nêu các đối tượng để người làm bài nói về cảm xúc chủ quan về chúng.
Câu 2: Để làm bài văn thuyết minh cần có những yêu cầu gì?
- A. Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.
- B. Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
- C. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Bố cục một bài văn thuyết minh thường có những phần nào?
- A. Đề, thực, luận, kết
- B. Giới thiệu vấn đề, giải thích vấn đề, kết luận vấn đề.
- C. Mở bài, thân bài, kết bài.
- D. Bố cục tùy theo nhu cầu của người viết, không có quy định cụ thể.
Câu 4: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,...của đối tượng là nội dung cụ thể của phần nào trong kết cấu một bài văn thuyết minh?
- A. Luận
- B. Giải thích vấn đề
- C. Thân bài
- D. Tùy thèo sắp xếp của người viết
Câu 5: Cách nhận biết một đề văn là đề văn thuyết minh là gì?
- A. Đề bài có chứa từ ngữ thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu như từ "giới thiệu”, "thuyết minh"
- B. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "miêu tả”, "trình bày chi tiết"
- C. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "kể”, "tự sự"
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Phương pháp thuyết minh nào phù hợp với một bài văn thuyết minh?
- A. Nêu định nghĩa, nêu ví dụ
- B. Liệt kê, so sánh đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu
- C. Mô tả sự vật, sự việc
- D. Sử dụng phối hợp những phương pháp thuyết minh nêu trên
Câu 7: Đề văn nào sau đây không phải là đề văn thuyết minh?
- A. Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,...)
- B. Giới thiệu một tập truyện
- C. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
- D. Miêu tả về cuộc sống hàng ngày quanh em
Cho đề bài: Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm....)
Câu 8: Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là gì?
- A. Một món ăn dân tộc
- B. Món bít tết bò kiểu Mỹ
- C. Một thức quà ăn vặt
- D. Một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
Câu 9: Nội dung nào không phù hợp với đề bài trên?
- A. Giới thiệu tên món ăn
- B. Những nguyên liệu tạo nên món ăn và cách làm món ăn
- C. Ý nghĩa, các dịp thường thưởng thức của món ăn.
- D. Phủ định sự tồn tại của món ăn trong đời sống.
Cho đề bài sau: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
Câu 10: Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là gì?
- A. Một gương mặt trẻ của thể thao.
- B. Một vị huấn luyện viên của thể thao.
- C. Một vị trọng tài của thể thao.
- D. Một vị giám đốc của một câu lạc bộ thể thao.
Câu 11: Nội dung sau đây nào phù hợp với đề bài trên?
- A. Vị trí của người đó trong đội, trong nền thể thao nước nhà.
- B. Thâm niêm công tác của người đó trong ngành thể thao.
- C. Bằng cấp, chứng chỉ của người để để tham gia hành nghề trong lĩnh vực thể thao.
- D. Vị trí của người đó trong bảng xếp hàng tổng tài sản có được.
Đọc bài văn thuyết minh sau và trả lời câu hỏi:
XE ĐẠP
Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.
Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.
Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
Câu 12: Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
- A. Chiếc xe đạp
- B. Vai trò của xe đạp với đời sống của người Việt Nam
- C. Các loại xe đạp có trên thị trường Việt Nam
- D. Lợi ích của việc sử dụng xe đạp với môi trường
Câu 13: Xác định phần mở bài trong bài văn trên?
- A. Từ đầu đến ..."chuyển động nhờ sức người."
- B. Từ đầu đến ..."chạy ít xóc hẳn."
- C. Từ đầu đến ..."có thể dừng xe theo ý muốn."
- D. Từ đầu đến ..."chủ yếu của người Việt Nam."
Câu 14: Thứ tự các bộ phận của xe đạp được trình bày theo thứ tự trong bài văn đã hợp lí chưa?
- A. Hợp lí
- B. Chưa hợp lí
Câu 15: Phương pháp thuyết minh được dùng trong bài văn trên là gì?
- A. Phương pháp nêu định nghĩa, so sánh, liệt kê, phân loại, phân tích.
- B. Phương pháp nêu định nghĩa, liệt kê, phân loại, phân tích.
- C Phương pháp nêu định nghĩa, phân tích.
- D. Phương pháp nêu định nghĩa.
=> Kiến thức Soạn văn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 có đáp án. Nội dung trắc nghiệm được trình bài theo từng bài học, chương học trong sách ngữ văn 8. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Để tìm bài này trên Google, các bạn gõ vào
- NGỮ VĂN 8 - TẬP 1
- Trắc nghiệm bài Tôi đi học
- bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Trắc nghiệm bài Trong lòng mẹ
- Trắc nghiệm bài Bố cục của văn bản
- Trắc nghiệm bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm bài Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Trắc nghiệm bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Trắc nghiệm bài Cô bé bán diêm
- Trắc nghiệm bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm bài: Tình thái từ
- Trắc nghiệm bài Hai cây phong
- Trắc nghiệm bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm bài: Câu ghép (tiếp theo)
- Trắc nghiệm bài Bài toán dân số
- Trắc nghiệm bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Trắc nghiệm bài: Ôn luyện về dấu câu
- Trắc nghiệm bài Muốn làm thằng Cuội
- Trắc nghiệm bài Hai chữ nước nhà
- NGỮ VĂN 8 - TẬP 2
- Trắc nghiệm bài Ông đồ
- Trắc nghiệm bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm bài Khi con tu hú
- Trắc nghiệm bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Trắc nghiệm bài: Câu cầu khiến
- Trắc nghiệm bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm bài Đi đường
- Trắc nghiệm bài: Câu trần thuật
- Trắc nghiệm bài: Câu phủ định
- Trắc nghiệm bài: Hành động nói
- Trắc nghiệm bài: Hành động nói (tiếp theo)
- Trắc nghiệm bài Bàn luận về phép học
- Trắc nghiệm bài Thuế máu
- Trắc nghiệm bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài: Hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trắc nghiệm bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
- Trắc nghiệm bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
- Trắc nghiệm bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm bài: Văn bản thông báo
- Trắc nghiệm bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo)
- Trắc nghiệm bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Không tìm thấy