Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đập đá ở Côn Lôn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Bài thơ này do ai sáng tác?
- A. Phan Bội Châu
- B. Tản Đà
- C. Phan Châu Trinh
- D. Nguyễn Trãi
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Năm 1908, trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Côn Đảo.
- B.Năm 1908, , trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Quảng Đông - Trung Quốc
- C. Năm 1908, trong lúc tác giả cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai tại nhà lao ở Côn Đảo.
- D. Năm 1908, , trong thời gian tác giả hoạt động cách mạng tại nước ngoài
Đọc kĩ bốn câu thơ đầu:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong bốn câu thơ trên?
- A. Biểu cảm và thuyết minh.
- B. Miêu tả và thuyết minh.
- C. Tự sự và miêu tả.
- D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 4: Bốn câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- A. Hoán dụ và nhân hoá.
- B. Khoa trương, cường điệu hoá.
- C. So sánh và ẩn dụ.
- D. Nhân hoá và ẩn dụ.a
Câu 5: Cảm xúc nổi bật trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn “ là gì?
- A. Tình yêu quê hương, đất nước và sự thông cảm với những người dân bị đô hộ.
- B. Lòng căm thù giặc sâu sắc của các chiến sĩ cách mạng.
- C. Cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
- D. Cảm xúc rung động trước cảnh đẹp của quê hương.
Câu 6: Hai câu mở đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn nói về vấn đề gì?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
- A. Trách nhiệm của kẻ làm trai.
- B. Tư thế của kẻ làm trai.
- C. Lợi thế của kẻ làm trai.
- D. Nhiệm vụ của kẻ làm trai.
Câu 7: Nội dung không đúng với bài thơ mà tác giả đã đề cập đến?
- A. thể hiện một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.
- B. Tinh thần lạc quan, dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.
- C. ý chí sắt đá của người chí sĩ, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn.
- D. Khắc hoạ những gian nan, cực nhọc vất vả mà những người chí sĩ cách mạng phải chịu đựng và hi sinh cho đất nước.
Câu 8: Chủ đề của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” nói lên điều gì?
- A. Đề cao công lao của cấc chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
- B. Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, khí phách hiên ngang, lòng trung thành sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
- C. Dựng lại hình ảnh lao động khổ sai của các chiến sĩ cách mạng khi bị giặc bắt.
- D. Miêu tả lại cảnh đập đá ở Côn Lôn.
Câu 9: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là
- A. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
- B. Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
- C. Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là
- A. Phong thái ung dung và đường hoàng, khí phách kiên cường,bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục khốc liệt
- B. Hình tượng đẹp lẫm liệt , ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan những vẫn không sớn lòng đổi chí.
- C. Người chiến sĩ sục sôi nhiệt huyết cách mạnh cùng khát khao được "phácũi xổ lồng"
- D. Tư thế ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh, hướng lòng mình tới thiên nhiên với tình cảm thiết tha , sâu sắc.
Câu 11: Nhận định chính xác về bút pháp của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là
- A. Bút pháp hiện thực
- B. Bút pháp hoang đường kì ảo
- C. Bút pháp lãng mạn
- D. Bút pháp sử thi
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đập đá ở Côn Lôn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Bài toán dân số
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu cầu khiến
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tôi đi học