Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Từ nào sau đây có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ khác?
- A. Động vật
- B. Xe máy
- C. Canh cá nóc nấu chua
- D. Áo bà ba
Câu 2: Dòng nào sau đây chứa các từ có cùng một nhóm?
- A. Quần đùi, quần dài, quần lửng, quần giả váy.
- B. Áo sơ mi, áo phông, áo ba lỗ, áo dài, nơ cài tóc.
- C. Chim vành khuyên, chim sáo, hà mã, lồng sắt.
- D. Liếc, nhìn, ngó, nắm tay.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau đây và xác định dòng nào chứa các từ có cùng một trường từ vựng?
"Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rãi mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị nhữung rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..."
(Nguyên Hồng, Những ngày ấu thơ)
- A. Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến
- B. tôi, mẹ tôi, cô tôi, góa chồng
- C. Nhắc, gieo rắc, bỏ đi, tanh bẩn
- D. Góa chồng, nợ nần, đi tha hương cầu thực, xâm phạm
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu."
Câu 4: Tìm từ tượng hình trong đoạn trích
- A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm
- C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt
- D. soàn soạt, bịch, bốp
Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích
- A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm
- C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt
- D. soàn soạt, bịch, bốp
Câu 6: Xác định từ địa phương trong câu văn sau: "Hấn bẩu với mi: Qua chỗ em Tuyết mà lấy vé xe."
- A. Hấn, mi
- B. Hấn, em
- C. Mi, em
- D. Mi, vé
Câu 7: Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng, có chỗ tác giả dùng từ "mẹ", có chỗ dùng từ "mợ". Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi là mợ, cha được gọi là cậu?
- A. Tầng lớp thượng lưu
- B. Tầng lớp trung lưu
- C. Những người ở đợ, làm mướn, không được xếp hạng trong xã hội
- D. Chủ đồn điền với tá điền
Câu 8: Câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp nói quá?
- A. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
- B. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
- C. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
- D. Nếu trời nắng thì muôn hoa sẽ có dịp trổ bông.
Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để câu có nghĩa nói giảm nói tránh: "Cha nó mất, mẹ nó ...., nên chú nó rất thương nó."
- A. Tái hôn
- B. Đi bước nữa
- C. Lấy chồng khác
- D. Bỏ đi
Câu 10: Câu nào sau đây không sử dụng trợ từ?
- A. Nó hái hai quả bưởi mang về.
- B. Nó hái những hai quả bưởi mang về.
- C. Nó hái hẳn hai quả bưởi mang về.
- D. Nó hái có hai quả bưởi mang về.
Câu 11: Câu nào sau đây không có thán từ?
- A. Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
- B. Than ôi, trên cuộc đời này còn ai khổ hơn tôi nữa không?
- C. Dạ, ông chủ cho gọi con ạ?
- D. Có những khi, cậu bé chỉ muốn thơ thẩn một mình trên cánh đồng rộng lớn mà ngắm nhìn mọi vật.
Câu 12: Trong đoạn văn sau có bao nhiêu câu ghép?
"Người Hà Nội ăn phở bò nêm dấm tỏi, còn phở gà mới vắt chanh. Nhưng thói quen này nay ít nhiều biến tướng. Nếu thực khách muốn ăn bánh phở loại to, hãy tới nhà bà Ngoan ở Bát Đàn, bánh phở ở đây không có hàn the và theo khẩu vị của tôi thì thuộc loại không có đối thủ."
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 13: Xác định chủ ngữ trong câu ghép sau: "Khác hẳn bây giờ, người ta lấy miếng thịt bò cho vào muôi rồi nhúng vào nồi, còn gừng đã băm sẵn."
- A. Người ta, gừng
- B. Khác hẳn bây giờ, người ta
- C. Người ta, thịt bò
- D. Thịt bò, gừng
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
(“Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu 14: Xác định câu ghép trong đoạn văn trên?
- A. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- B. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
- C. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
- D. Không có câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 15: Có thể tách câu ghép vừa xác định thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Nói giảm nói tránh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đập đá ở Côn Lôn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Bài toán dân số
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu cầu khiến
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tôi đi học