Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự?
- A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
- B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn
- C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn
- D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Câu 2: Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
- A. (1), (2), (3), (4)
- B. (3), (1), (2), (4)
- C. (1), (2), (4), (3)
- D. (3), (2), (1), (4)
Câu 3: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?
- A. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
- B. Phải đan xen được cảm xúc cá nhân
- C. Không được phép trích dẫn lại lời văn của tác giả hay câu nói trực tiếp của nhân vật trong văn bản
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?
- A. Nhân vật quan trọng
- B. Sự việc tiêu biểu
- C. Yếu tố thời gian, địa điểm diễn ra sự việc
- D. Câu A, B đúng
Câu 5: Mục đích của tóm tắt văn bản tự sự là gì?
- A. Ghi lại một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được các chi tiết của văn bản đó
- B. Ghi lại một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
- C. Ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người đọc nắm được văn bản ấy
- D. Ghi lại một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện.
Câu 6: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất không thể tóm tắt được. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không?
- A. Đồng ý
- B. Không đồng ý
Câu 7: Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Hãy giải thích lí do?
- A. Vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng
- B. Hai văn bản này không xây dựng cốt truyện và các sự kiện
- C. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật
- D. Cả A, B, C đều đúng
Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để trả lời các câu hỏi:
a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
h. Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.
Câu 8: Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?
- A. Đã đầy đủ
- B. Chưa đầy đủ
Câu 9: Trật tự sắp xếp nào sau đây là hợp lí?
- A. b, a, d, c, g, e, i, h, k
- B. d, c, g, e, i, h, k, a, b
- C. a, b, d, c, g, e, i, h, k
- D. a, b, c, g, e, i, h, k, d
Câu 10: Câu i. không phải là sự việc thực sự tiêu biểu và quan trọng, có thể bỏ đi trong danh sác liệt kê các sự việc
- A. Đồng ý
- B. Không đồng ý
Câu 11: Các nhân vật quan trọng cần được đảm bảo trong văn bản trên là?
- A. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng, con trai lão Hạc
- B. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư
- C. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu Vàng
- D. Lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc
Câu 12: Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...
- A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà
- B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực
- C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết
- D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng
Câu 13: Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
- A. Có
- B. Không
Câu 14: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
- A. Thánh Gióng
- B. Lão Hạc
- C. Ý nghĩa văn chương
- D. Thạch Sanh
Câu 15: Cho các nội dung sau dùng để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:
• Lão Hạc kể với ông giáo về dự định bán chó và chuyện thằng con trai
• Lão rất yêu thương con chó nhưng phải bán nó
• Hôm sau lão báo cho ông Giáo việc bán chó với tâm trạng đau khổ
• Lão gửi ông Giáo mảnh vườn và 30 đồng bạc để làm ma
• Ông Giáo kể chuyện đó với Binh Tư và được biết lão Hạc xin bả chó nên ông Giáo đã hiểu nhầm.
• Rồi lão Hạc chết đau đớn vật vả. Không ai hiể vì sao chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu
Các nội dung trên đã đầy đủ hay chưa?
- A. Đã đầy đủ
- B. Chưa đầy đủ
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nhớ rừng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đập đá ở Côn Lôn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Quê hương