Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nhớ rừng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Nhớ rừng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Năm sinh năm mất của Thế Lữ là :
- A. 1907 - 1988
- B. 1907 - 1989
- C. 1905 - 1998
- D. 1905 - 1990
Câu 2: Quê gốc của Thế Lữ ở đâu?
- A. Hải Phòng
- B. Hà Nội
- C. Bắc Ninh
- D. Bắc Giang
Câu 3: Thế Lữ có vị trí như thế nào trong Thơ mới?
- A. Là cầu nối giữa thơ cũ và Thơ mới.
- B. Là người cuối cùng ra nhập hàng ngũ Thơ mới.
- C. Là người ngăn cản sự phát triển của Thơ mới.
- D. Là người tiêu biểu người cắm ngọn cờ cho Thơ mới.
Câu 4: Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
- A. Trước năm 1930.
- B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu 5: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Thuyết minh
Câu 6: Khổ thơ 1 và 4 thể hiện tâm trạng nào của con hổ khi ở trong vờn bách thú?
- A. Tuyệt vọng, buồn bã
- B. Uất hận, chán chường, bất lực
- C. Buồn bã, hi vọng một ngày được thoát khỏi thực tại
- D. Đau đớn, tuyệt vọng
Câu 7: Biện pháp tu từ nào sau đây không được tác giả sử dụng trong bài?
- A. So sánh
- B. Nhân hoá
- C. Hoán dụ
- D. Điệp từ
Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
- A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
- B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
- C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
- D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
Câu 9: Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng?
- A. Lấy tâm trạng con hổ để nói về tâm trạng con người.
- B. Miêu tả cái cao cả, phi thường.
- C. Không hòa nhập với thế giới tầm thường, vô nghĩa.
- D. Nhớ tiếc quá khứ.
Câu 10: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?
- A. Thể thơ tự do và với giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.
- B. Thể thơ tám chữ và với giọng điệu thiết tha, hùng tráng.
- C. Thể thơ thất ngôn bát cú và với giọng điệu bi ai, sầu thảm.
- D. Thể thơ tứ tuyệt và với giọng thơ sầu thảm, thống thiết.
Câu 11: Câu "Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua" thuộc kiểu câu nào?
- A. Câu trần thuật
- B. Câu cầu khiến
- C. Câu nghi vấn
- D. Câu cảm thán
Câu 12: Vì sao con hổ lại bực bội và chán ghét cảnh sông ở vườn bách thú?
- A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục mất tự do.
- B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.
- C. Vì ở đây không xứng với vị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?
- A. Cảnh núi rừng hùng vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.
- B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối.
- C. Cảnh đại ngàn bao la rộng lớn.
- D. Gồm cả 2 ý A và B.
- E. Gồm cả 2 ý B và C
Câu 14: Nội dung của bài thơ là
- A. Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu săc nỗi chán ghét thực tại tầm thường.
- B. Niềm khát khao tự do mãnh liệt.
- C. Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
- D. Tất cả đều đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hịch tướng sĩ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nước Đại Việt ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Bàn luận về phép học
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tóm tắt văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nhớ rừng
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận