Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hội thoại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?

  • A. Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
  • B. Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Nhận xét nào đúng về vai xã hội?

  • A. Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.
  • B. Vì quan hệ xã hội bó hẹp trong quan hệ trên - dưới hoặc ngang hàng nên vai xã hội của mỗi người cũng khác nhau.
  • C. Vì quan hệ xã hội bó hẹp trong quan hệ thân - sơ nên vai xã hội của mỗi người cũng khác nhau.
  • D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng

Câu 4: Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?

  • A. Mỗi người cần xác định đúng vai trò của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
  • B. Vai xã hội của mỗi người là không thay đổi nên không cần chọn cách xưng hô.
  • C. Trong xã hội chỉ có quan hệ ngang hàng nên chỉ cần xưng "tôi" với tất cả mọi đối tượng hội thoại.
  • D. Khi tham gia hội thoại, tùy theo tuổi tác của người nói với người nghe mà xưng hô cho phù hợp.

Câu 5: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào ?

  • A. Ngưỡng mộ
  • B. Kính trọng
  • C. Sùng kính
  • D. Thân mật

Câu 6: Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì ?

  • A. Quan hệ gia đình
  • B. Quan hệ chức vụ xã hội
  • C. Quan hệ tuổi tác
  • D. Quan hệ họ hàng

Câu 7: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với một người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty. Khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì ?

  • A. Quan hệ gia đình
  • B. Quan hệ chức vụ xã hội
  • C. Quan hệ tuổi tác
  • D. Quan hệ bạn bè đồng nghiệp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?

- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.

- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Câu 8: Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?

  • A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
  • B. Quan hệ họ hàng.
  • C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.
  • D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

Câu 9: Trong cuộc hội thoại trên, những lời thoại nào là của anh Mịch ?

  • A. Lời thoại số 1, 2, 5, 7.
  • B. Lời thoại số 1, 3, 5, 7.
  • C. Lời thoại số 2, 4, 6, 8.
  • D. Lời thoại số 1, 3, 6, 7.

Câu 10: Từ nào nói đúng nhất thái độ của anh Mịch đối với ông lí trưởng ?

  • A. Tôn kính
  • B. Thân tình
  • C. Quỵ lụy
  • D. Luồn cúi

Câu 11: Thái độ của lí trưởng đối với anh Mịch trong cuộc hội thoại trên như thế nào?

  • A. Coi thường
  • B. Không quan tâm
  • C. Đe nẹt, quát tháo
  • D. Gồm cả A, B, C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

(1) - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

(2) - Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

(3) - Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

(4) - Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 12: Câu thoại nào là câu thoại của Lão Hạc?

  • A. (2), (4)
  • B. (1), (3)
  • C. (1), (2)
  • D. (2), (3)

Câu 13: Câu thoại nào là câu thoại của ông giáo?

  • A. (2), (4)
  • B. (1), (3)
  • C. (1), (2)
  • D. (2), (3)

Câu 14: Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?

  • A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
  • B. Quan hệ họ hàng.
  • C. Quan hệ giữa người đi đường với nhau.
  • D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

Câu 15: Thái độ của ông giáo với Lão Hạc như thế nào?

  • A. Vừa kính trọng, vừa thân tình.
  • B. Thân mật như nói với người đồng lứa
  • C. Quý trọng khi nói với người tri thức
  • D. Cả 3 đáp án trên
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Hội thoại trang 92 sgk


  • 36 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021