Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập về luận điểm

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập về luận điểm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (người nói) nêu ra trong bài. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Yêu cầu của luận điểm là gì?

  • A. Phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
  • B. Luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận không liên quan gì đến nhau.
  • C. Vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận chỉ là một phần nhỏ của luận điểm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

  • A. Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
  • B. Các luận điểm tách rời nhau độc lập không có quan hệ gì với nhau.
  • C. Các luận điểm vừa liên kết chặt chẽ lại vừa có sự phân biệt với nhau. Chúng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận.
  • D. Các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chúng được sắp xếp tùy theo ý người viết.

Câu 4: Luận điểm của bài “Chiếu dời đô” là?

  • A. Lí do cần phải dời đô.
  • B. Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
  • C. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Cho luận điểm “Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai”. Lí lẽ nào dưới đây được chọn để chứng minh cho luận điểm trên?

  • A. Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai.
  • B. Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
  • C. Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
  • D. Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
  • E. Cả 4 ý trên đều đúng.

Câu 6: Để viết bài tập làm văn theo đề bài: "Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập", em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:

Hệ thống 1:

(a) Phương pháp học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.

(b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu cảu học tập, không đưa lại kết quả tốt.

(c) Cần theo phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tạo, kết hợp học với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học tập, đưa lại kết quả tốt.

Hệ thống 2:

(a) Chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng.

(b) Do đó, người học sinh cần phải thường xuyên thay đổi cách học tập.

(c) Chúng ta còn chưa chăm học, còn hay nói chuyện riêng.

(d) Nếu chúng ta học tập theo phương pháp mới thì kết quả sẽ tốt hơn.

  • A. Hệ thống 1
  • B. Hệ thống 2

Câu 7: Cho đoạn văn sau:

“ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!”

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)

Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

  • A. Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc.
  • B. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.
  • C. Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Nhận xét sau đúng hay sai : Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La".

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Vấn đề chính đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

  • A. Là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Lịch sử các cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
  • C. Bổn phận của mỗi công dân với đất nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7, tập 2) có những luận điểm nào?

  • A. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • B. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
  • C. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
  • D. Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • E. Cả A,B,C,D đều đúng.

Đọc đề bài và trả lời câu hỏi:

Đề bài: Nói không với tệ nạn xã hội

Câu 11: Với đề bài trên thì những luận điểm nào là phù hợp?

  • A. Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội?
  • B. Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn.
  • C. Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra đối với cá nhân, gia đình, xã hội
  • D. Vai trò của bản thân, gia đình, xã hội để tránh xa được các tệ nạn xã hội.
  • E. Tất cả các luận điểm trên.

Câu 12: Với đề bài trên, có thể phát triển thêm luận điểm phụ nào?

  • A. Thực trạng của các tệ nạn xã hội hiện nay.
  • B. Việc học tập và làm theo tấm gương của một bạn trong lớp.
  • C. Tình cảm gia đình.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Luận điểm nào sau đây không phù hợp với đề bài trên?

  • A. Tại sao phải nói không với các tệ nạn xã hội.
  • B. Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
  • C. Cách nhận biết các loại hình biến tướng của tệ nạn xã hội trong thời nay.
  • D. Món ăn dân tộc là nét tinh hoa của một nền ẩm thực cổ truyền.

Câu 14: Cho đề bài sau: Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Luận điểm nào sau đây là phù hợp với đề bài?

  • A. Giải thích khái niệm tài và đức và giải thích ý của câu "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
  • B. Việc tập thể dục hằng ngày của Bác đã truyền cảm hứng cho nhiều người noi theo.
  • C. Sự giản dị của Bác trong cuộc sống sinh hoạt đòi thường.
  • D. Tình yêu nước nồng nàn của Bác.

Câu 15: Cho đề bài: Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam

Hãy sắp xếp những luận điểm sau theo một trình tự hợp lí?

1. Thời gian ra đời và hình thành tà áo dài

2. Ý nghĩa của tà áo dài Việt Nam

3. Sự phát triển của áo dài trong tương lai

4. Kết cấu của tà áo dài

  • A. 1-4-2-3
  • B. 1-2-4-3
  • C. 1-3-4-2
  • D. 1-3-2-4
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 8 bài: Ôn tập về luận điểm trang 73 sgk


  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021