Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 10 kì 2
14 lượt xem
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập phần tập làm văn trong Ngữ Văn 10 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Văn thuyết minh
1.1. Tìm hiểu chung
- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Tính chuẩn xác: tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy
- Tính hấp dẫn: sử dụng nhiều hình tượng sinh động, những so sánh cụ thể, câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn
- Những phương pháp thuyết minh thường gặp: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân - kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu...
- việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
- Tóm tắt băn bản thuyết minh
- Mục đích: hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc
- Yêu cầu: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
1.2. Dàn ý cho một văn bản thuyết minh
a) Bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm); giới thiệu về một danh lam, thắng cảnh
=> Xem chi tiết tại đây
b) Bài thuyết minh văn học: Về một tác giả hoặc một tác phẩm
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết mình (Tác giả hoặc tác phẩm)
Thân bài:
- Với tác giả: trọng tâm của bài thuyết minh là sự nghiệp văn học của tác giả ấy (thường bao gồm nhiều tác phẩm). Trường hợp này cần:
- Các yếu tố quê hương, gia đình, thời đại, con người, vợ con...ảnh hướng tới quan niệm, suy nghĩ và phong cách sáng tác của tác giả
- Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của tác giả
- Giá trị một hoặc một vài tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của tác giả
- Với tác phẩm: Trọng tâm là nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm ấy. Trong trường hợp này, cần nêu các ý:
- Tác giả và thời đại ra đời của tác phẩm (chỉ nói gắn gọn, không lan man dài dòng vì đây chỉ là thông tin góp phần soi sáng nội dung của tác phẩm)
- Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy
- Các giá trị nổi bật của tác phẩm: giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo
- Nên trích dẫn vài đoạn văn, đoạn thơ đặc sắc và ngắn để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
Kết bài: Cảm nhận của bản thân về tác giả/tác phẩm ấy
2. Văn nghị luận
2.1. Tìm hiểu chung
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhầm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó, muốn thế văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Thao tác nghị luận: những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy đinh trong hoạt động nghị luận
- Các thao tác nghị luận thường gặp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh
2.2. Dàn ý cho bài văn nghị luận
Xem thêm tại đây
Xem thêm bài viết khác
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX( Ngữ văn 10 tập 1, tr 109)
- Soạn văn bài: Đại cáo bình Ngô ( Phần một: Tác giả)
- Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
- Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.
- Soạn văn Trao duyên trang 103 sgk
- Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống này được tiếp nối thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
- Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.
- Nhận xét về môi quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích
- Xác định những câu thơ là lời thơ của người chinh phụ cho biết giá trị biểu hiện của nó
- So sánh đề tài của 2 văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố và bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan
- Sau đây là một số quảng cáo