Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
2. Luyện tập về các thành phần biệt lập
a) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Bài làm:
Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên:
(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
Thành phần tình thái: có lẽ
(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
Thành phần cảm thán: chao ôi
(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
Thành phần tình thái: hình như
(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
Thành phần tình thái: chả nhẽ
Xem thêm bài viết khác
- Em có nhận xét về độ dài của thư ( điện) chúc mừng và và thư (điện) thăm hỏi?
- Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.
- Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên...
- Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Người em như rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh ...
- Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
- Chỉ ra các lỗi về liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:
- Đọc một số câu thơ/ lời bài hát viết về mùa xuân mà em yêu thích. Lí giải vì sao em yêu thích các câu thơ/ lời bài hát đó.
- Hãy nêu tên những bài thơ, bài văn hoặc đọc những câu thơ, câu văn hay nói về tình mẹ con mà em biết.
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Luyện tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?